Phương pháp xử lý vết nứt bê tông hiệu quả 100%
Trong quá trình thi công, những công trình có kết cấu bằng bê tông cốt thép. Vì một lý do nào đấy đã gây nên hiện tượng vết nứt. Dù đơn vị xây dựng đã làm đủ mọi cách, nhưng vẫn khó tránh khỏi hiện tương này. Kèm theo đó khiến cho người sử dụng một cảm giác không an toàn. Vậy làm thế nào để xử lý vết nứt bê tông? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Nguyên nhân gây ra vết nứt sàn bê tông?
Hiện tượng nứt sàn bê tông là một hiện tượng khá phức tạp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Nhiều khi vết nứt sàn lại là một tổ hợp của rất nhiều nguyên nhân. Do đó để đánh giá một cách chính xác nguyên nhân là một điều khá phức tạp. Trong phạm vi bài viết này chỉ giới thiệu một vài nguyên nhân gây nứt chính.
Việc tìm ra nguyên nhân nứt sàn bê tông, nứt tường rất quan trọng. Điều này sẽ giúp chủ thầu, kỹ sư tìm ra được giải pháp phù hợp để xử lý vết nứt bê tông. Vậy nguyên nhân đó là gì?
– Nứt sàn bê tông do co ngót: Trường hợp này xảy ra do nước bốc hơi quá nhanh khỏi bề mặt bê tông. Khiến tấm sàn khô nhanh hơn so với phần đáy dẫn đến nứt sàn bê tông.
– Nứt do phần móng bị sụt lún: Đây là kết quả của việc lu nền móng chưa đủ chặt, hoặc xảy ra do xói mòn đất nền. Với nguyên nhân này sẽ ảnh hưởng khá nghiêm trọng bắt buộc bạn phải xử lý ngay.
– Nứt do vật liệu. Nghĩa là khi bạn để bê tông sử dụng các phụ gia xây dựng không tương thích khiến vấn đề này xảy ra.
– Nứt do ăn mòn cốt thép
– Nứt do tác động địa chấn, rung lắc sau một thời gian dài dẫn đến nứt tường nhà, sàn nhà nghiêm trọng.
Nứt sàn bê tông do co ngót
Nứt do co ngót bề mặt bê tông, là hiện tượng thường xảy ra trong thời kỳ ngay sau khi đổ bê tông. Bề rộng vết nứt nhỏ, nứt theo hình dấu chân chim. Các vết nứt này xuất hiện do nước bóc hơi quá nhanh khỏi bề mặt bê tông. Điều này làm cho mặt trên và mặt dưới sàn biến dạng khác nhau gây ra nứt. Hiện tượng này thường xảy ra khi đổ bê tông vào giờ trưa, nắng nóng, độ ẩm thấp. Cách phòng ngừa: Hạn chế đổ bê tông trong thời tiết nắng gắt. Sau khi đổ phải hoàn thiện bề mặt bê tông đúng cách. Dùng bao bố che đậy, và tưới ẩm bảo dưỡng liên tục trong 3 ngày.
Nứt sàn bê tông do xuống móng (lún)
Nứt sàn bê tông do xuống móng là hiện tượng khá phổ biến trong nhà phố. Nguyên nhân chủ yếu do nhà được xây trên nền đất yếu, việc lựa chọn kết cấu móng chưa phù hợp, hoặc nhà được xây trên nền đất đắp chưa khử hết lún. Thông thường hiện tượng này xuất hiện sau khi công trình hoàn thành từ 3-12 tháng. Đối với những vết nứt sàn do lún móng, cần theo dõi độ mở rộng vết nứt liên tục để đánh giá và đưa ra biện pháp khắc phục hợp lý. Hiện tượng nứt sàn bê tông do lún móng thông thường sẽ ổn định và kết thúc sau 1-2 năm. Sau thời gian này cần khắc phục và xử lý để tránh gỉ sét cốt thép chủ của sàn.
Nứt do thiếu khả năng chịu lực
Sàn bê tông được thiết kế để chịu một mức tải trọng nhất định. Không thể tăng tải trọng lên sàn bê tông cao hơn mức thiết kế ban đầu. Nhiều chủ nhà không để ý điều này khi thay đổi công năng của công trình. Chúng ta vẫn có thể thay đổi công năng được một cách an toàn mà không gây nứt. Bằng cách bạn kiểm định kết cấu, gia cường cho kết cấu, để đủ khả năng chịu tải trọng mới.
Phương pháp xử lý vết nứt bê tông hiệu quả
1. Khoan lỗ và bơm keo epoxy để xử lý vết nứt bê tông
Đây là phương pháp chỉ mang tính chất tương đối và tạm thời. Phương pháp này được tiến hành như sau:
• Dùng máy khoan tay D5mm vào trực tiếp các rãnh nứt với mật độ 15-20cm
• Vệ sinh sạch khe nứt bằng khí nén
• Trám dọc vết nứt bằng Matit vàng để ngăn không cho keo epoxy tràn ra ngoài
• Bơm keo epoxy trực tiếp vào các lỗ đã khoan, keo sẽ ngấm vào tận sâu bên trong vết nứt.
• Kiểm tra sau 2h để đánh giá mức độ khắc phục, tiến hành làm
2. Khâu của vết nứt bê tông
Khoan lỗ trên cả hai mặt của vết nứt. Thủ tục gồm khoan lỗ trên cả hai mặt của vết nứt, làm sạch các lỗ và neo đậu hai chân chủ lực trong các lỗ, kết hợp với vữa xi măng không co ngót hoặc nhựa epoxy dựa trên hệ thống liên kết. .
3. Dự ứng lực bên ngoài
Nó làm khít các vết nứt bằng cách xử lý vết nứt bê tông cung cấp lực nén để bù đắp cho những lực căng và còn bổ sung thêm một lực nén lại. Phương pháp này đòi hỏi phải neo đậu của thanh (hoặc dây) cho các thiết bị neo
4. Khoan và Cắm để xử lý vết nứt bê tông
Khi một đường hợp lý chạy thẳng vết nứt và có thể thâm nhập ở một đầu, khoan xuống theo chiều dài của vết nứt và vữa để tạo thành một chìa khóa như hình 3 có thể sửa chữa chúng.
Phương pháp này sử dụng cho bê tông đúc sẵn hoặc trong nhựa đường. Nếu cần thiết phải đánh dấu thì khoan một lỗ và cắm vào lỗ thứ hai với nhựa đường, bằng cách sử dụng lỗ đầu tiên như một chìa khóa và thứ hai là một con dấu.
Một lỗ từ 50 đến kính 75mm tùy thuộc vào chiều rộng của vết nứt. Lỗ phải đủ lớn để cắt các vết nứt dọc theo chiều dài đầy đủ của nó và cung cấp đủ nguyên liệu để sửa chữa cấu trúc có tải trọng chính tác dụng lên. Lỗ khoan sau đó nên được làm sạch, được làm chặt chẽ và đầy vữa. Phím vữa ngăn chặn chuyển động ngang của các phần .
5. Cách trám bít vết nứt, lỗ rỗng, ron gạch
Trình tự thi công chi tiết keo trám khe nứt lỗ rỗng sửa chữa bê tông bằng Sikadur®-20 Crack Seal khi bê tông đã đủ tuổi (tối thiểu sau 28 ngày) trước khi xử lý nứt
Hỗn hợp thành phần AB : xi măng = 1 : 2-3 theo thể tích, phụ thuộc vào độ sệt mong muốn để dễ thi công
Rót hay bơm Sikadur-20 từ trên cao trực tiếp vào khe nứt dạng V / lỗ rỗng / mạch gạch đến khi được trám đầy.
Sika Injection-101 RC chặn rò rỉ, thấm ngấm nước qua các vết nứt vết nứt, mối nối hay lỗ rỗng trong các cấu kiện bê tông, gạch và đá tự nhiên hiệu quả cao.
Đổ toàn bộ thành phần A và B vào thùng trộn và trộn đều bằng cần trộn tốc độ thấp tối đa 250 vòng / phút trong vòng ít nhất 3 phút cho đến khi đạt dược hỗn hợp đồng nhất.
Sau khi trộn, đổ nguyên liệu vào thùng chứa của máy bơm keo bọt Pu, khuấy nhẹ và sử dụng hết trong thời gian thi công của sản phẩm.
7. Làm thế nào khắc phục vết nứt nhỏ trên bề mặt bê tông sàn?
Nếu vết nứt nhỏ rộng 0.25 mm và nông ( 2 – 3 Cm), đục vết nứt thành hình chữ “V” và trám bằng Sikaflex contruction AP hoặc Sikaflex 134
Nếu vết nứt lớn và sâu hơn thì bơm keo epoxy sikadur 752 vào trong vết nứt, trám vết nứt bằng sikadur 731
8. Xử lý vết nứt bê tông phần tiếp giáp bê tông dầm, sàn với tường gạch?
Xử lý vết nứt động có chiều rộng của vết nứt thay đổi, khả năng tiếp tục nứt : Đục hoặc cắt khe rông 8 mm và sâu 10 mm dọc theo vết nứt. Vệ sinh sạch và khô vết đục, bơm sikaflex contruction AP hay sikadur 134 vào đường đục.
Xử lý vết nứt bê tông tĩnh, chiều rộng của vết là nứt cố định, không có khả năng nứt tiếp: Đục dọc theo vết nứt và trám lại bằng vữa xi măng cát có sử dụng phụ gia Sika Latex TH.
Từ khóa:
- Silicon xử lý vết nứt tường
- Tiêu chuẩn xử lý vết nứt be tông
- Xử lý vết nứt bê tông khối lớn
- Xử lý vết nứt nền nhà xưởng
- Báo giá xử lý nứt sàn bê tông
- Biện pháp chống nứt bê tông
- Keo xử lý nứt tường
- Xử lý vết nứt tường ngoài trời
Nội dung liên quan: