Xây dựng & Kiến trúc

Năm 2022, ngành xi măng sẽ có thêm 3 dây chuyền mới đi vào vận hành

Năm 2022, ngành xi măng dự kiến sẽ có thêm 3 dây chuyền sản xuất xi măng mới đi vào vận hành, với công suất khoảng 8,8 triệu tấn/năm. (CLO) Lợi nhuận của hầu hết các công ty xi măng sụt giảm đáng kể do sản lượng tiêu thụ giảm và chi phí than đầu vào tăng. Cùng tìm hiểu ngành xi măng năm nay biến động thế nào nhé!

Ngành xi măng sẽ có thêm 3 dây chuyền mới 2022

Theo Báo cáo ngành Xi măng 2021 được xuất bản hồi đầu năm nay, nếu năm 2020, ngành xi măng có 3 dây chuyền xi măng mới được đưa vào vận hành  thì năm 2021 chỉ có 1 dây chuyền duy nhất là dự án xi măng Thành Thắng 4 tại Hà Nam.

Dây chuyền số 4 xi măng Thành Thắng có tổng mức đầu tư 4.951 tỷ đồng, chuyên sản xuất xi măng chịu mặn bền sunfat với năng suất lò nung 6.000 tấn clinker/ngày, tương đương 2,3 triệu tấn xi măng/năm.

Trước đó, năm 2020, ngành xi măng có 3 dây chuyền xi măng mới đi vào hoạt động, bao gồm: Dự án xi măng Thành Thắng 3, xi măng Tân Thắng và Xi măng Long Sơn.

Như vậy, đến cuối năm 2021, Việt Nam có tổng cộng 87 dây chuyền xi măng lò quay, quy mô công suất khoảng 110 triệu tấn/năm, nhưng có thể sản xuất tăng thêm 20% nhờ điều chỉnh tỷ lệ phụ gia. Việt Nam là nước có sản lượng xi măng vào loại lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Năm 2021, ngành xi măng đã lập kỷ lục về tiêu thụ với 108,4 triệu tấn, tăng 8,1% so với 2020,  trong đó tiêu thụ nội địa 62,7 triệu tấn, tăng 0,9%, và chiếm 57,8% tỷ trọng toàn ngành, xuất khẩu gần 46 triệu tấn, tăng 20,1% và chiếm 42,15% tỷ trọng toàn ngành.

Thị trường xi măng trong nước tiếp tục cạnh tranh khốc liệt do cung vượt cầu cao, trong khi tiêu thụ nội địa – kênh bán hàng lớn nhất lại tăng chậm trong những năm gần đây. Đây là một thách thức lớn đối với các nhà sản xuất, trong khi khả năng tiêu thụ của thị trường nội địa còn hạn chế (dưới 65 triệu tấn).

Trước những khó khăn tại thị trường trong nước, các doanh nghiệp sản xuất phải đẩy mạnh việc xuất khẩu xi măng ra nước ngoài để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hơn 20% trong năm qua cho thấy thị trường xuất khẩu xi măng vẫn đang tăng trưởng tốt, không bị ảnh hưởng nhiều của dịch Covid-19.

Năm 2022, nguồn cung xi măng tiếp tục duy trì ở mức rất cao, trong khi nhu cầu xi măng trong nước dự kiến từ 63 – 64 triệu tấn, do đó, xuất khẩu tiếp tục là kênh tiêu thụ quan trọng được các doanh nghiệp chú trọng khai thác.

Theo dự kiến, toàn ngành sẽ có thêm 2 dây chuyền mới đi vào hoạt động, gồm: Dự án xi măng Xuân Thành 3 (công suất 12.500 tấn clinker/ngày) tương đương 4,5 triệu tấn xi măng/năm, Dự án xi măng Long Thành (công suất 6.000 tấn clinker/ngày),tương đương 2,3 triệu tấn xi măng/năm.

Ngoài ra, còn 1 dự án nữa là Dự án xi măng Đại Dương 1 tại Khu Kinh tế Nghi Sơn do Công ty CP Xi măng Đại Dương làm chủ đầu tư, công suất hơn 2 triệu tấn xi măng/năm.  Tổng công suất của 3 dây chuyền này là 8,8 triệu tấn xi măng/năm.

ngành xi măng
ngành xi măng

Về giá bán xi măng trong nước

Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát làm cho nhiều ngành hàng bị “chao đảo”, đặc biệt là các loại vật liệu xây dựng như thép, gạch, ốp lát, cát,.. ngành xi măng đều tăng giá mạnh trong Quý 1-2021, tuy nhiên giá xi măng dường như không có sự thay đổi đáng kể.

Mặc dù các doanh nghiệp xi măng đều có nhu cầu phải tăng giá vì chi phí cho nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào tăng (như than, điện, xăng dầu, vỏ bao..), nếu giữ nguyên giá thì hiệu quả sẽ giảm. Trong đó, than là nguyên liệu chiếm khoảng 30% trong cơ cấu giá thành cho sản xuất xi măng nhưng giá than đã tăng thêm 20% (do Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư nhà máy nhiệt điện, mua hết than của các quốc gia xuất khẩu than như Ấn Độ, Indonesia, Canada, Mỹ làm nguồn cung suy yếu nên giá than đã tăng mạnh) khiến cho các nhà máy xi măng phải trầy trật tìm kiếm lợi nhuận do không thể tăng giá bán.Với tình trạng cung vượt cầu nên việc cạnh tranh giữa các thương hiệu cũng rất khốc liệt. Nếu tăng giá quá cao thì sản phẩm nước ngoài có giá thấp hơn sẽ xuất hiện và cạnh tranh với các DN trong nước.

Tuy nhiên, do không chịu được áp lực chi phí tăng cao và để đảm bảo hiệu quả cho quá trình sản xuất, từ Tháng 4 năm 2021 nhiều đơn vị đã tăng giá bán xi măng trong nước, tăng thêm từ 30,000-40,000 VND/tấn (~3-5%) cho tất cả các loại xi măng. Vietdata đã tổng hợp một số doanh nghiệp tăng giá bán sau đây:

Triển vọng và thực trạng

Theo phân tích và dự báo của một số chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, tỷ suất lợi nhuận ngành xi măng có thể tiếp tục bị suy giảm do công suất và chi phí nhiên liệu tăng. Cụ thể, trong năm 2021, công suất trong nước ước tính tăng khoảng 7 triệu tấn, tương đương 7% từ các dây chuyền sản xuất mới đi vào hoạt động từ cuối năm 2020 và đầu năm 2021.

Từ Qúy 1-2021, tiêu thụ nội địa năm nay được dự báo sẽ khởi sắc và dần giải tỏa áp lực tồn kho của ngành với những điểm nhấn: (i) Dịch COVID-19 được kiểm soát tốt tại Việt Nam; (ii) Việc tái khởi động các dự án bất động sản, xây dựng; (iii) Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia được đẩy mạnh sau Đại hội Đảng thành công: cao ốc Bắc – Nam, đường vành đai các thành phố lớn,.. và (iv) Định hướng phát triển Ngành xây dựng trong 5 năm (2021-2025). Các chuyên viên dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước năm 2021 sẽ đạt mức tăng trưởng từ 5-7% so với năm 2020.

Tuy nhiên, đợt tái bùng phát dịch bệnh vào cuối tháng 4 đã ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh tế, bao gồm việc đầu tư và xây dựng. Bên cạnh đó, việc giá các nguyên liệu không ngừng leo thang trong thời gian qua cũng phần nào ảnh hưởng đến tiến độ các dự án. Sản lượng tiêu thụ xi măng trong nước ít nhiều cũng bị tác động. Dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng sẽ phục hồi vào những tháng cuối năm 2021 bằng việc tiến hành các công trình xây dựng cở hạ tầng  ngay sau khi tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát.

nganh xi mang

Thị trường ngành xi măng năm 2022: Áp lực và kỳ vọng

(Xây dựng) – Trong các ngành sản xuất VLXD thì ngành xi măng đang có công suất cao, cung lớn hơn cầu ở thị trường nội địa, gây áp lực lên các nhà sản xuất.

DN đối diện với áp lực nào?

Hiện cả nước có 90 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất 106,6 triệu tấn/năm, nhưng thực tế có thể sản xuất 122 triệu tấn/năm. Thị trường xi măng cung vượt cầu ở mức cao.

Bên cạnh áp lực dư cung, ngành Xi măng còn đối diện với áp lực tăng chi phí đầu vào như giá nguyên liệu sản xuất đầu vào như than, điện, xăng dầu, vỏ bao… đều tăng. Than là nguyên liệu chiếm khoảng 30% trong cơ cấu giá thành cho sản xuất xi măng nhưng giá than tăng mạnh. Việc tăng giá bán đã được DN xi măng tính đến nhưng trên thực tế DN chỉ dám tăng “rón rén”, từ 30.000 – 50.000 đ/tấn, do lo ngại xi măng nước ngoài xâm nhập thị trường nội địa, nếu giá bán trong nước cao. Xi măng là ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc tăng giá than, đang đứng trước những áp lực đầy thách thức.

Dù khó khăn, thách thức, nhưng ngành Xi măng vẫn cán đích thành công với mức tăng trưởng nhích hơn năm 2020. Tổng sản lượng sản xuất năm 2021 dự kiến 103,21 triệu tấn, tăng 1,4% so với năm 2020, tiêu thụ khoảng 105,26 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020. Trong đó, xi măng tiêu thụ nội địa khoảng 62 triệu tấn, tương đương năm 2020. Mặc dù sản lượng sản xuất cả năm đạt tương đương năm 2020 nhưng do nguyên, nhiên liệu sản xuất đầu vào tăng, chi phí tăng nên lợi nhuận ngành Xi măng không đạt như kỳ vọng.

Trong 3 năm gần đây, xuất khẩu xi măng và clinker của nước ta đều đạt trên 30 triệu tấn/năm, riêng năm 2021, xuất khẩu sản phẩm xi măng và clinker khoảng 42 – 45 triệu tấn, tăng 19% so với năm 2020, giá trị xuất khẩu ước đạt 2,1 tỷ USD, ghi dấu kỷ lục con số xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay.

ngành xi măng
ngành xi măng

Cơ sở nào kỳ vọng tiêu thụ tăng?

Dự báo về thị trường xi măng năm 2022, các chuyên gia cho rằng: Sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa sẽ tăng trở lại, nhưng biên lợi nhuận gộp của các DN sản xuất sẽ gặp áp lực lớn do cạnh tranh khốc liệt khi thị trường xi măng cung vượt cầu, cộng thêm áp lực từ tăng giá nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất. Đặc biệt, giá than trong nước dự báo điều chỉnh tăng trong năm 2022 do chi phí sản xuất, khai thác than hầm lò cao hơn.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng cụ thể của ngành Xi măng sẽ phụ thuộc vào việc kiểm soát dịch Covid – 19. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa nhanh (dự kiến tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 38,5% trong năm 2020, tăng 1,16 điểm phần trăm so với 2019) cùng tăng trưởng dân số 0,9% mỗi năm sẽ thúc đẩy nhu cầu nhà ở và tiêu thụ VLXD, trong đó có xi măng tăng theo. Theo ước tính từ số liệu của CIC và Tổng điều tra dân số 2019, trong giai đoạn 2019 – 2023, tổng nhu cầu nhà ở xây mới và thay thế sẽ ở mức 691,7 nghìn căn hộ, tương đương 2,5% số căn nhà cả nước năm 2019.

Tăng giải ngân đầu tư công và đẩy mạnh các dự án đầu tư xây dựng được kỳ vọng là giải pháp thúc đẩy ngành Xi măng tăng tiêu thụ nội địa. Theo tính toán, đầu tư công tăng 1% thì GDP tăng 0,06%, nhiều ngành sẽ được hưởng lợi. Xi măng là “bánh mỳ” của ngành Xây dựng, là nguyên vật liệu quan trọng trong xây dựng công trình. Giai đoạn 2022 – 2023, các công ty xi măng mới thực sự hưởng lợi từ các dự án đầu tư hạ tầng, sau khi các công trình sử dụng vốn công đã hoàn tất giải phóng mặt bằng.

Các dây chuyền đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư đến năm 2030 là 24 dây chuyền, với tổng công suất 36,31 triệu tấn. Dự kiến đến năm 2030, cả nước có 109 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất 140,35 triệu tấn/năm. Điều đó có nghĩa là thị trường xi măng luôn có nguồn cung rất lớn, không có “cơn sốt” thiếu xi măng. Có chăng là sự phân bố không đồng đều giữa các vùng miền bởi nhiều nhà máy xi măng tập trung ở miền Bắc và miền Trung, ít ở miền Nam. Kỳ vọng đồ thị tăng trưởng đột biến từ ngành Xi măng là rất thấp.

ngành xi măng
ngành xi măng

Đề xuất tăng thuế xuất clinker thêm 5%

Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc, dự báo có khó khăn trong năm 2022. Xi măng xuất khẩu sang thị trường Philipines chịu thêm thuế tự vệ của nước sở tại. Philipines (áp thuế nhập khẩu khoảng 5% giá bán), Bangladesh (áp thêm 8% GTGT từ mức 15% lên 23%). Điều này có thể tạo ra xu hướng áp thuế tại nhiều thị trường xuất khẩu khác của Việt Nam như Trung Quốc, châu Phi.

Mặt khác, Bộ Tài chính đang đề xuất Chính phủ tăng mức thuế xuất khẩu với mặt hàng clinker từ 5% lên 10% nhằm hạn chế xuất khẩu sản phẩm dùng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu và tài nguyên khoáng sản không tái tạo. Việc tăng thuế xuất clinker là cần thiết để hạn chế xuất khẩu clinker nhưng trong bối cảnh dịch bệnh và thị trường xi măng nội địa dư cung thì áp lực tăng thuế này sẽ đè nặng lên vai các DN.

Trong Chiến lược phát triển VLXD Việt Nam, hạn chế xuất khẩu sản phẩm sử dụng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu là tài nguyên khoáng sản không tái tạo, trong đó, riêng xuất khẩu clinker và xi măng không vượt quá 30% tổng công suất thiết kế trong giai đoạn 2021 – 2030.

Một vấn đề nữa cũng cần các DN xi măng cân nhắc, tính toán đó là: Đến năm 2023, xi măng xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển cần đáp ứng yêu cầu hàm lượng CO2 trong sản xuất xi măng ở mức thấp. Nếu hàm lượng CO2 trong sản xuất xi măng cao như hiện nay, DN sẽ phải chịu mức thuế cao hơn.

ngành xi măng
ngành xi măng

Phát triển ngành xi măng theo xu hướng nào?

Một cuộc cạnh tranh gay gắt, mang tính sàng lọc đang diễn biến mạnh mẽ trong thị trường xi măng. Bởi những DN nhỏ, công nghệ lạc hậu, có chi phí sản xuất cao cộng độ phủ thương hiệu kém sẽ bị bỏ lại phía sau trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này, thậm chí khó tồn tại.

Tái cấu trúc toàn diện, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, đặc biệt các DN xi măng cần giảm hàm lượng CO2 trong sản xuất, quan tâm nhiều đến môi trường…

Chia sẻ về xu hướng của ngành Xi măng trong tương lai, TS Nguyễn Quang Cung – Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam nhấn mạnh: Xu hướng tất yếu ngành Xi măng bắt buộc phải đi là sản xuất thân thiện với môi trường. Trong đó, tập trung sản xuất ngành xi măng các bon thấp; giảm tối đa nồng độ bụi và tận dụng nhiệt thừa để phát điện.

“Khác với các ngành khác, ngành Xi măng đầu tư cho môi trường gắn liền với hiệu quả sản xuất, góp phần phát triển bền vững. Hướng tới sản xuất xanh, tiết kiệm tài nguyên là hướng đi tất yếu của ngành Xi măng trong bối cảnh tài nguyên không tái tạo ngày càng cạn kiệt, giá than, dầu và các chi phí đầu vào ngày càng tăng” – TS Cung nhấn mạnh.

Xu hướng thứ hai, theo Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam, đó là sử dụng các giải pháp công nghệ để tăng năng suất, nâng công suất thiết kế, gia tăng phụ gia, giảm sử dụng clinker. Nhìn về dài hạn, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam lạc quan cho rằng: Xu hướng tương lai sử dụng xi măng trong xã hội sẽ tăng, xây dựng tăng. Tiêu thu xi măng bình quân đầu người tăng 30 – 40%, từ 620 kg/đầu người lên 1.000 kg/đầu người.

nganh xi mang 2

Tăng cường quản lý nhà nước

Theo Vụ Vật liệu xây dựng, năm 2022, Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách để quản lý nhà nước lĩnh vực VLXD như tổ chức lập “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm VLXD thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050”; tham gia Đề án xây dựng Chiến lược phát triển công nghiệp vật liệu Việt Nam thời kỳ 2020 – 2030, tầm nhìn 2045 của Ban Kinh tế Trung ương.

Bộ Xây dựng theo dõi diễn biến thị trường VLXD, bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường. Đồng thời, tiếp tục rà soát, đề xuất hoàn thiện các chính sách liên quan đến lĩnh vực VLXD và khoáng sản làm VLXD gắn với giải pháp phát triển ổn định, bền vững, sử dụng vật liệu thay thế, tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Đôn đốc các nhà máy xi măng triển khai nghiên cứu, lắp đặt thiết bị tận dụng nhiệt thừa khí thải lò nung để phát điện, tăng cường sử dụng tro, xỉ, thạch cao làm phụ gia trong sản xuất xi măng…

Từ khóa:

  • Dự báo ngành xi măng 2021
  • Báo cáo ngành xi măng
  • Tổng quan ngành xi măng Việt Nam
  • Ngành xi măng 2022
  • Triển vọng ngành xi măng 2021
  • Điểm mạnh của ngành xi măng
  • Báo cáo ngành xi măng Việt Nam 2020
  • Báo cáo ngành xi măng 2021

Nội dung liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Back to top button