Ngành Quản lý công nghiệp là gì? Cơ hội việc làm của ngành học này?
Quản lý công nghiệp là ngành học tổng hợp nhiều kiến thức nền tảng và chuyên sâu về quản trị kinh tế và kỹ thuật công nghệ. Nói một cách khác đây là ngành học đào tạo các kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, sản xuất và tiếp thị. Tốt nghiệp ngành này, sinh viên có thể làm việc ở tất cả các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, các sở, bộ, ban, ngành quản lý nhà nước và các đơn vị có liên quan đến lĩnh vực Quản lý Công nghiệp, có cơ hội giữ các chức vụ quản lý tại các doanh nghiệp, tổ chức, tập đoàn đa quốc gia… Hãy cũng tìm hiểu rõ về ngành học này trong bài viết dưới đây nhé!
Ngành Quản lý công nghiệp là gì?
Quản Lý Công Nghiệp (tên tiếng Anh là Industrial Management – IM) là ngành giao thoa giữa kinh tế và kỹ thuật. Đóng vai trò quan trọng cho thành công của các công ty, doanh nghiệp kinh doanh, thương mại, dịch vụ.
Định nghĩa một cách ngắn gọn thì ngành quản lý công nghiệp là ngành đào tạo, cung cấp các kiến thức lẫn kỹ năng chuyên môn cho sinh viên về quản trị nguồn nhân lực, dự án, sản xuất, quản lý vật tư – tồn kho, đánh giá công nghệ. Với kiến thức bao quát về hoạt động kinh doanh và am hiểu thị trường, cử nhân quản lý đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm lập dự án kinh doanh, kế hoạch tiếp thị, nghiên cứu thị trường và đầu tư tài chính…
Chương trình đào tạo Quản lý công nghiệp trang bị cho người học cả kiến thức về quản trị kinh doanh (kinh tế) và kiến thức nền tảng về kỹ thuật công nghệ. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Quản trị dự án, Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị sản xuất, Đánh giá công nghệ, Quản lý vật tư và tồn kho… Sau tốt nghiệp ngành này, người học có thể đảm nhận ngay vị trí quản lý ở các bộ phận kế hoạch, điều độ sản xuất, quản lý chất lượng, quản lý dự án… làm việc trong các đơn vị sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp – khu chế xuất hoặc có thể học tiếp cao học quản trị kinh doanh…
Tại sao nên chọn học ngành Quản lý công nghiệp?
Nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong công ty
Sinh viên tốt nghiệp Quản lý công nghiệp có thể tham gia làm việc ở nhiều bộ phận, tổ chức của công ty, doanh nghiệp với nhiều vị trí vai trò Quan trọng. Bạn có thể trở thành người quản lý nguyên vật liệu, quản lý sản xuất công nghiệp, quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý chuỗi cung ứng, quản trị nhân sự, quản trị tài chính…
Tư duy khởi nghiệp
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, để cạnh tranh và thành công bạn thì kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của bạn phải vượt trội hơn người khác. Ngành Quản lý công nghiệp là ngành học cung cấp nền tảng kiến thức bao quát hầu hết các lĩnh vực của hoạt động kinh doanh.
Học ngành này bạn sẽ có góc nhìn tổng quát về thị trường, sản xuất, kinh doanh và tiếp thị. Đặc biệt, bạn cũng sẽ dần hình thành tư duy khởi nghiệp, tư duy logic, tư duy phân tích tổng hợp… đây sẽ là bước đệm quan trọng để nuôi dưỡng và phát triển các ý tưởng kinh doanh sáng tạo của riêng bạn.
Quản lý Công nghiệp là điều kiện “cần thiết” cho các nhà lãnh đạo
Việc điều phối và tập hợp các tất cả công nhân viên thành một hệ thống hoàn chỉnh là việc rất cần thiết của một nhà quản lý. Về cơ bản là tích hợp với ứng dụng công nghệ trong quản lý sản xuất và tổ chức nhân viên một cách hiệu quả là một điều kiện tiên quyết trong môi trường tổ chức ngày nay. Cùng với việc quản lý công nghiệp hiệu quả và phân bổ nguồn lực để tối đa hóa hiệu quả, các nhà quản lý công nghiệp cần phải là người lãnh đạo.
Họ cần đảm bảo nhân viên của họ thực hiện kế hoạch sử dụng công nghệ của họ, tận dụng tối đa nó cho công ty của họ.
Ngành Quản lý công nghiệp tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Năm 2020, trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng tuyển sinh và đào tạo ngành Quản Lý Công Nghiệp (mã ngành 7510601) theo chuẩn mực quốc tế và nhu cầu sử dụng thực tế tại các doanh nghiệp.
Sinh viên Quản Lý Công Nghiệp sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thông qua các môn học căn bản như:
- Quản trị dự án
- Quản trị nguồn nhân lực
- Quản lý chất lượng
- Kỹ thuật ra quyết định đa mục tiêu
- Quản trị sản xuất
- Đánh giá công nghệ
- Quản lý vật tư và tồn kho
- Logistics và quản lý chuỗi cung ứng,…
Chương trình đào tạo ngành Quản lý Công nghiệp của Đại học Quốc tế Hồng Bàng kết hợp nghiên cứu toàn diện về nhiều khía cạnh của quản lý và lãnh đạo hiệu quả.
Các khóa học bao gồm các chủ đề từ quản lý chuỗi cung ứng đến quản lý nhân sự, quản lý mua hàng, dự án và nhiều hơn nữa. Thông qua chương trình đào tạo quản lý công nghiệp của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng sinh viên có thể trở thành các chuyên gia, nhà quản lý công nghiệp tài ba.
Chương trình học được thiết kế nhằm giúp sinh viên hiểu được các nguyên tắc quản lý cần thiết để trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực này.
Các trường đào tạo ngành Quản lý công nghiệp
Để theo học Quản lý công nghiệp, thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:
– Khu vực miền Bắc:
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
- Đại học Điện lực
- Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên
– Khu vực miền Trung:
- Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Công nghiệp Vinh
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
- Đại học Thủ Dầu Một
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Cơ hội việc làm ngành Quản lý Công nghiệp
Ngành Quản lý công nghiệp được đánh giá là một ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai với cơ hội việc làm rộng mở và mức lương hấp dẫn. Cử nhân Quản lý Công nghiệp sau khi ra trường sẽ có cơ hội làm việc tại các tổ chức sản xuất, dịch vụ, thương mại với các quy mô khác nhau (vừa hay lớn) cũng như hình thái hoạt động đa dạng (nội địa hoặc đa quốc gia) với các vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp có thể là:
- Nhân viên hoặc quản lý tại các tổ chức kinh doanh và phi kinh doanh;
- Nhân viên hoặc quản lý tại các tổ chức thuộc mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội;
- Nhân viên hoặc quản lý tại các tổ chức thuộc các thành phần tư nhân và công cộng.
Với các công việc cụ thể sau:
- Quản lý nhà máy: hoạch định sản xuất, quản lý mua hàng và tồn kho, quản lý nhân viên.
- Quản lý mua hàng: đánh giá các chương trình mua hàng, thiết lập cấp độ vận hành và phối hợp các công tác trong vận hành, định hướng các điểm mấu chốt trong vận hành.
- Quản lý chất lượng: phân tích chi tiết cơ sở dữ liệu và các bảng tính, kiểm định quá trình để xác định các khu vực cần cải tiến, quản lý việc thực hiện những thay đổi.
- Lập kế hoạch và quản lý chuỗi cung ứng: thương lượng các hợp đồng, thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp, duy trì sự chính xác của hệ thống mua hàng, hoá đơn và hàng hoá trả lại.
- Tư vấn cải tiến quá trình: thiết kế và triển khai kế hoạch sản xuất tinh gọn và giảm thời gian sản xuất trong cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.
- Quản lý tài chính kế toán: theo dõi và quản lý các hoạt động tài chính kế toán của công ty, phân tích chứng khoán: phân tích, xử lý số liệu chứng khoán…
- Quản lý nhân sự: hoạch định nhân sự, khảo sát nhu cầu đào tạo và lên kế hoạch đào tạo, định biên, kế hoạch lương và thưởng, kế hoạch động viên và quan hệ lao động…
- Quản lý kinh doanh: nghiên cứu thị trường, hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh, khai thác luật lệ và phương thức kinh doanh theo từng bối cảnh khác nhau…
Từ khóa:
- Quản lý công nghiệp lấy bao nhiều điểm
- Con gái có nên học ngành Quản lý công nghiệp
- Quản lý công nghiệp thất nghiệp
- Ngành quản lý công nghiệp SPKT
- Khó khăn của ngành quản lý công nghiệp
Nội dung liên quan:
- Những trường Đại học đào tạo Công nghệ thông tin tốt nhất
- Gạch đất sét nung và gạch bê tông – chọn gạch nào?
- Kinh nghiệm lựa chọn và thi công gạch ốp lát nhà vệ sinh