Ngành công nghệ kỹ thuật điện tử là gì? Cơ hội việc làm ra sao?
Trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa như ngày nay, điện – điện tử chi phối mọi mặt cuộc sống của con người, từ sinh hoạt, kinh doanh, giáo dục… Chính vì vậy, ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử cũng trở thành ngành nghề quan trọng trong đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, ngành Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử là gì ? Ra trường sẽ làm gì? Vẫn luôn là câu hỏi mà nhiều phụ huynh và học sinh chưa nắm rõ. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, qua đó giúp bạn xác định hướng chọn ngành nghề cho tương lai.
Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử là gì?
Trước hết chúng ta cần hiểu ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử là gì? Ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử là ngành học nghiên cứu và áp dụng các vấn đề liên quan đến điện, điện tử và điện từ với nhiều chuyên ngành nhỏ như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu, viễn thông. Ngành kỹ thuật Điện -Điện tử là ngành kỹ thuật mũi nhọn, hiện đại, được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của sản xuất và đời sống. Sự phát triển của ngành kỹ thuật điện – điện tử chính là đòn bẩy giúp các ngành khoa học kĩ thuật khác phát triển.
Học ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản về điện – điện tử và những kiến thức chuyên sâu để có khả năng thiết kế, xây dựng, vận hành, sử dụng và bảo trì các thiết bị điện, điện tử, khí cụ điện, hệ thống truyền động điện; hệ thống truyền tải, phân phối, cung cấp điện; hệ thống chiếu sáng; hệ thống điện gió, điện mặt trời;… có khả năng tiếp cận với các thành tựu công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới trong lĩnh vực điện – điện tử. Cụ thể, sinh viên sẽ được học nhiều kiến thức liên quan đến mạch và thiết bị điện – điện tử, truyền thông và xử lý tín hiệu, điện tử chất rắn, điện tử công suất và điện tử quang, Điện tử công nghiệp và tự động hóa, điện tử ô tô,….
Trong quá trình học tập, sinh viên được đào tạo những kiến thức về lĩnh vực điện – điện tử để có thể: Tính toán cơ bản và nâng cao về các vấn đề điện, điện tử, điện tự động, điện ô tô; Phân tích, đánh giá, đưa ra các giải pháp khắc phục các vấn đề điện, điện tử, điện ô tô; Sử dụng các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành để mô phỏng, tính toán các vấn đề thực tế trong các công trình công nghiệp và dân dụng; Vận hành, lắp đặt, thi công các công trình điện, điện tử, điện tự động tại các nhà máy, xí nghiệp, công nghiệp và dân dụng; Chuyển giao công nghệ, quản lý, sửa chữa, bảo trì hệ thống điện, điện tử, điện ô tô.
Tại trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội sinh viên còn được chú trọng rèn luyện thêm kỹ năng mềm cần thiết để có thể trình bày, tổ chức thực hiện các đề án thực tế thuộc lĩnh vực điện, điện tử bên cạnh những kỹ năng mềm về giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả,…
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử trong bản dưới đây.
I |
Khối kiến thức chung
|
1 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1
|
2 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2
|
3 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
4 |
Đường lối cách mạng Đảng cộng sản VN
|
5 |
Tiếng Anh A11/A21
|
6 |
Tiếng Anh A12/A22
|
7 |
Tiếng Anh A21/B11
|
8 |
Tiếng Anh A22/B12
|
9 | Tin học cơ sở 1 |
10 | Tin học cơ sở 2 |
11 |
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
|
Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng
|
|
1 |
Giáo dục thể chất 1
|
2 |
Giáo dục thể chất 2
|
3 |
Giáo dục Quốc phòng
|
Kiến thức phát triển kỹ năng
|
|
1 |
Kỹ năng thuyết trình
|
2 |
Kỹ năng làm việc nhóm
|
3 |
Kỹ năng tạo lập văn bản
|
4 |
Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc
|
5 |
Kỹ năng giao tiếp
|
6 |
Kỹ năng giải quyết vấn đề
|
7 |
Kỹ năng tư duy sáng tạo
|
II |
Khối kiến thức cơ bản nhóm ngành
|
12 | Giải tích 1 |
13 | Giải tích 2 |
14 | Đại số |
15 |
Vật lý 1 và thí nghiệm
|
16 |
Vật lý 2 và thí nghiệm
|
17 |
Xác suất thống kê
|
18 | Toán Kỹ thuật |
19 | Hóa học |
20 | Cấu kiện điện tử |
21 |
Matlab và ứng dụng
|
22 | Điện tử số |
23 |
Cơ sở đo lường điện tử
|
24 | Điện tử tương tự |
25 | Lý thuyết mạch |
26 |
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
|
27 |
Kiến trúc máy tính
|
28 | Kỹ thuật vi xử lý |
29 | Xử lý tín hiệu số |
30 |
Lý thuyết thông tin
|
31 |
Lý thuyết trường điện từ và siêu cao tần
|
32 | Mạng máy tính |
33 |
Thực hành cơ sở
|
34 |
Điện tử công suất
|
35 |
Cơ sở điều khiển tự động
|
36 | Thiết kế logic số |
II.1 |
Kiến thức ngành và chuyên ngành
|
37 |
Tổng quan về viễn thông
|
38 |
Đồ án thiết kế mạch điện tử
|
39 | Truyền thông số |
40 | Hệ thống nhúng |
41 |
Đồ án thiết kế hệ thống nhúng
|
42 |
Công nghệ phát thanh truyền hình số
|
43 |
Cơ sở mật mã học
|
44 | Xử lý ảnh |
45 | Xử lý tiếng nói |
II.2 |
Chuyên ngành Kỹ thuật điện tử máy tính
|
46 |
Đồ án thiết kế hệ thống số
|
47 |
Thiết kế hệ thống VLSI
|
48 | Mạng cảm biến |
49 | CAD/CAM |
50 |
Thiết bị ngoại vi và kỹ thuật ghép nối
|
Học phần tự chọn (chọn 1/3)
|
|
51 |
Kỹ thuật logic khả trình PLC
|
52 | Thiết kế IC số |
53 |
Thị giác máy tính
|
II.3 |
Chuyên ngành Xử lý tín hiệu và truyền thông
|
46 |
Xử lý tín hiệu số thời gian thực
|
47 |
Đồ án xử lý tín hiệu số
|
48 |
Truyền thông đa phương tiện
|
49 |
Chuyên đề xử lý tín hiệu và truyền thông
|
50 | CAD/CAM |
Học phần tự chọn (chọn 1/3)
|
|
51 | Mạng cảm biến |
52 | Xử lý ảnh y sinh |
53 |
Thị giác máy tính
|
Các khối thi vào Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử
– Mã ngành: 7510301
Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- Khối A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
- Khối A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
- Khối A02 (Toán, Vật Lý, Sinh Học)
- Khối B00 (Toán, Hóa Học, Sinh Học)
- Khối C01 (Ngữ Văn, Toán, Vật Lý)
- Khối D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
- Khối D90 (Toán, Khoa Học Tự Nhiên, Tiếng Anh)
Mức điểm chuẩn ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử năm 2018 của các trường đại học dao động trong khoảng 14 – 21 điểm, tùy theo phương thức xét tuyển của từng trường.
Các trường đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử
Ở nước ta hiện có nhiều trường đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử, đó là:
– Khu vực miền Bắc:
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Hà Nội)
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Nam Định)
- Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Điện lực
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (thuộc ĐH Thái Nguyên)
- Đại học Dân lập Phương Đông
- Đại học Hải Phòng
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
- Đại học Sao Đỏ
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
- Đại học Dân lập Hải Phòng
- Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
– Khu vực miền Trung:
- Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
- Đại học Duy Tân
- Đại học Nha Trang
- Đại học Vinh
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
- Đại học Công nghệ Sài Gòn
- Học viện Công nghệ Bưu vhính Viễn thông (phía Nam)
- Đại học Dân lập Lạc Hồng
- Đại học Công nghệ Đồng Nai
- Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
- Đại học Tây Đô
- Đại học Trà Vinh
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương
Cử nhân ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được cấp bằng cử nhân ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử và có thể làm việc tại các vị trí như:
Chuyên viên kỹ thuật hoặc tư vấn thiết kế, vận hành, bảo trì mạng lưới điện tai các công ty điện lực, nhà máy điện, trạm biến áp, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu dân cư, các tòa nhà, cao ốc văn phòng…; nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao; làm việc cho Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng cục điện tử Việt Nam và các công ty trực thuộc; hoặc có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc học cao học và nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử và có thể tham gia giảng dạy tai các trường cao đẳng, trung cấp …
Thông qua bài biết này, tin chắc rằng các bạn đã hiểu rõ ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử là gì ? Ra trường làm gì?. Đây sẽ là một tiền đề quan trọng để bạn có những tìm hiểu sâu hơn về ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử cũng như có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn về ngành nghề trong tương lai của bạn.
Từ khóa:
- các môn học của ngành kỹ thuật điện tử
- Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông
- ngành kỹ thuật điện, điện tử nên học trường nào
- Kỹ thuật điện tử là
- lương ngành kỹ thuật điện, điện tử
Nội dung liên quan: