Lưu ý và phân biệt khi lựa chọn mạ kẽm nhúng nóng
Trong ngành xây dựng, không phải tất cả mọi người đều có thể phân biệt và hiểu rõ về tính chất cũng như sản phẩm giai công bằng phương pháp mạ kẽm nhúng nóng. Trước tiên cần nói thêm, mạ kẽm có rất nhiều cách và mạ nhúng nóng chỉ là phương pháp phổ biến nhất trong đó mà thôi. Tuy nhiên mạ nhúng nóng lại được tiếp tục chia thành những nhánh nhỏ hơn và đôi khi gây nhầm lẫn. Trong bài này mình sẽ nói đến mạ nhúng nóng, còn các phương pháp mạ kẽm khác mình sẽ đề cập trong các bài sau.
Có nhiều cách mạ kẽm đều được gọi là mạ kẽm nhúng nóng. Đặc điểm chung đó là qui trình nhúng chìm kim loại trong bể kẽm nóng chảy. Kẽm tương tác với thép hình thành nên một dạng pin điện hóa bao phủ toàn bộ bề mặt thép. Thời gian kim loại nhúng trong bể sẽ quyết định độ dày lớp phủ, bề mặt và các tính chất khác của sản phẩm.
Mục đích của quá trình mạ nhúng nóng là tăng cường khả năng bảo vệ chống ăn mòn cho thép và hầu như không cần phải bảo dưỡng trong khoảng thời gian rất dài.
Các tiêu chuẩn hiện nay đối với mạ nhúng nóng đều đã được phát triển và công bố từ hơn 50 năm nay. Không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp mà cả công trình dân dụng cũng sử dụng thép mạ nhúng nóng rất nhiểu.
CÁC DẠNG MẠ NHÚNG NÓNG
– Vật liệu thép dạng cuộn, dạng dây hoặc dạng ống thường được mạ bằng phương pháp mạ nhúng liên tục. Có nghĩa là vật liện được chạy liên tục trên một dây chuyền, tốc độ và độ dày phủ được kiểm soát thông số trên dây chuyền. Thời gian nhúng trong bể kẽm đối với phương án này thường chỉ tính bằng giây.
– Một dạng mạ nhúng nóng khác hay còn gọi là mạ nhúng bể. Trong qui trình này thời gian nhúng trong bể kẽm nóng thường từ 3-10 phút tùy thuộc vào khối lượng của vật nhúng.
Hai phương pháp này ứng dụng cho những loại vật liệu khác nhau và có những tính chất khác biệt hoàn toàn.
SỰ KHÁC BIỆT
Có 4 yếu tố khác biệt cơ bản, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bảo vệ chống ăn mòn giữa phương pháp mạ nhúng bể và phương pháp mạ liên tục. Đó là:
-
Độ dày lớp màng phủ. Cùng dạng tấm hay ống nhưng nếu mạ nhúng bể sẽ có độ dày ít nhất gấp 3 lần so với mạ nhúng liên tục.
-
Độ cứng lớp mạ. Vật liệu mạ nhúng bể sẽ có lớp hợp kim kẽm-sắt dày và chống mài mòn tốt hơn 5 lần so với mạ nhúng liên tục.
-
Độ đồng nhất. Sản phẩm mạ nhúng bể có độ dày lớn và đồng nhất cả bề mặt bên trong lẫn bên ngoài, các phần góc cạnh và lỗ hổng. Trong khi đó, mạ nhúng liên tục không đồng nhất trên bề mặt vật liệu. Tại một số vùng, đặc biệt là những phần góc, cạnh thì gần như không có lớp mạ chỉ trơ ra phần thép trần. Mạ nhúng liên tục cũng chỉ có thể mạ được bên ngoài mà không thể mạ tất cả các khu vực bên trong sản phẩm.
-
Khối lượng mạ. Khả năng bảo vệ chống ăn mòn điện hóa của kẽm với thép phụ thuộc rất nhiều vào khối lượng kẽm trên nền thép trần. Chính vì vậy, khả năng bảo vệ khi dùng phương án mạ nhúng bể cũng cao hơn phương án mạ liên tục rất nhiều. Vì độ dày lớp mạ nhúng bể cao hơn từ 3-5 lần. Thông thường lường kẽm mạ tiêu hao trong phương án mạ liên tục khoảng 1000g/m2. Lớp mạ càng dày thì tuổi thọ sản phẩm càng cao.
-
Phương pháp mạ nhúng liên tục thường chỉ thích hợp cho dạng nguyên liệu, còn mạ nhúng nóng sử dụng cho sản phẩm hoàn thiện.
CHI TIẾT GÓC CẠNH TRÊN SẢN PHẨM
Đối với phương pháp mạ liên tục, các vùng góc cạnh cùa sản phẩm gần như không hề có kẽm do đó không có khả năng bảo vệ điện hóa cho vùng thép tại đây. Cần phải được xử lý để đảm bảo không bị rỉ sét dọc theo đường góc cạnh.
Độ dày của lớp mạ nhúng liên tục cáng dày thì khả năng vùng góc cạnh bị rỉ càng cao. Vì khi tác nhân oxy hóa trong môi trường tấn công, do kẽm và kim loại sắt tạo thành hệ mạch điện kín nên quá trình trao đổi electron chỉ diễn ra tại khu vực ít bảo vệ nhất nên dễ bị rỉ nhất. Ngay cả khi mạ nhúng liên tục có độ dày tương tự như mạ nhúng bể thì tuổi thọ phần góc cạnh của vật mạ nhúng bể vẫn cao hơn 1.5 lần so với mạ nhúng liên tục.
Trong thực tế sản xuất, qui trình mạ nhúng liên tục thường chỉ đạt gần đến yêu cầu về khối lượng cũng như độ dày theo tiêu chuẩn. Trong khi đó, với mạ nhúng bể thì hầu như luôn vượt qua rất xa yêu cầu của các tiêu chuẩn về độ dày lớp phủ.
Sau hơn 150 năm ứng dụng giải pháp mạ kẽm nhúng nóng để bảo vệ chống ăn mòn đã cho thấy rõ mối liên hệ giữa độ dày lớp mạ và tuổi thọ của vật liệu. Và khi so sánh giữa mạ nhúng liên tục và mạ nhúng bể ta cũng thấy rằng không phải tất cả mạ nhúng nóng đều giống nhau.
Tuy mạ nhúng liên tục có chất lượng thấp hơn nhưng được sản xuất hàng loạt nên giá thành cũng thấp và phù hợp với nhu cầu dân dụng hoặc các yêu cầu không qua khắc khe. Vì các bể mạ nhúng nóng chỉ tiếp nhận các đơn hàng với số lượng lớn nên không phải lúc nào cũng có thể chọn giải pháp mạ nhúng bể.
Trong quá trình lắp đặt, gia công, chế tạo trên các sản phẩm mạ nhúng nóng nên sử dụng sơn mạ kẽm lạnh để tái tạo lại lớp kẽm. Vì lớp kẽm trên bề mặt đã bị mất khi khoan, cắt, mài, hàn… Đặc biệt khi gia công sản phẩm từ tôn cuộn mạ nhúng nóng liên tục, lớp kẽm bị hư hỏng rất nhiều.
Nếu các vùng này không được xử lý sẽ bị rỉ rất nhanh, thông thường chỉ cần sau vài ngày đã thấy vảy đỏ xuất hiện. Nguyên nhân do cơ chế điện hóa nên toàn bộ ăn mòn chỉ tập trung vào điềm yếu nhất, tức là các vùng không có kẽm.
Có rất nhiều lựa chọn tùy thuộc vào yêu cầu cũng như yếu tố thẩm mỹ cho sản phẩm mạ
Ngoài ra sơn mạ kẽm lạnh cũng giúp giải quyết vấn đề thiếu kẽm trên các vùng góc cạnh vốn là đặc trưng của chi tiết mạ nhúng liên tục. Đây cũng là giải pháp tối ưu khi tiến hành bảo dưỡng các cấu kiện mạ nhúng nóng sau thời gian dài sử dụng. Sản phẩm có nhiều dạng đóng gói từ chai xịt, lon đến dạng thùng khi cần sử dụng với nhu cầu lớn.
Mạ nhúng nóng vẫn luôn là giải pháp tối ưu nhất để bảo vệ kim loại khỏi ăn mòn.
ENDISUPPLY