Cao su latex là gì? Một số loại latex cao su phổ biến trên thị trường
Latex là một trong những cái tên không còn xa lạ với những ai am hiểu về cao su cũng như kỹ thuật cao su, tuy nhiên, không phải ai cũng biết latex là gì cũng như ứng dụng của nó trong đời sống như thế nào. Vậy Cao su latex là gì?? Một số loại latex cao su phổ biến trên thị trường. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về latex cũng như những ưu điểm tuyệt vời của nó.
Cao su latex là gì?
Cao su latex là gì? Latex (hay còn được gọi với cái tên latex cao su) là một chất lỏng phức hợp, có thành phần và tính chất khác biệt nhau tùy theo phân loại. Xét theo tính chất, ta có thể hiểu đó là một trạng thái nhũ tương (thể sữa trắng đục) của các hạt tử cao su (pha phân tán) trong môi trường phân tán lỏng. Ở Việt Nam, thay vì gọi bằng cái tên latex, người ta quen thuộc hơn với danh xưng là mủ cao su nước.
Latex cao su được chia làm 2 loại:
-
Latex cao su thiên nhiên (NR)
-
Latex cao su tổng hợp (Synthetic rubber)
Trong đó, cao su tổng hợp có rất nhiều loại : Polyisoprene (IR); Polybutadiene (còn gọi là cao su Buna, viết tắt BR); Styrene – Butadiene copolymer (cao su Buna-S, viết tắt SBR); Ethylene – Propylene copolymer (EPDM); Polyisobutylene (cao su Butyl); Polychloroprene (cao su Neoprene, viết tắt là CR); Acrylonitrile – Butadiene copolymer (cao su Nitrile); Polyacrylate; Polyurethane (cao su PU); Polysilicone (cao su Silicone);… Và tương ứng sẽ có nhiều loại latex cao su tổng hợp khác nhau.
Mỗi loại cao su này đều chứa đựng các đặc trưng kỹ thuật riêng do sự khác biệt về bản chất cấu tạo giữa chúng. Tuy nhiên, trong ngành sản xuất nệm trên thế giới hiện nay chủ yếu sử dụng latex cao su tổng hợp SBR.
Đặc điểm của nhựa cao su latex là gì??
Cao su latex là gì? Để hiểu rõ đặc điểm của chất liệu này thì ta có thể tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của Latex như sau:
Ưu điểm
Loại này có đặc tính kỹ thuật vượt trội hơn so với các dòng tổng hợp. Nên nó có độ bền ấn tượng trên 10 năm.
Nếu được vệ sinh và bảo quản cẩn thận thì thời hạn sử dụng có thể kéo dài thêm được vài chục năm nữa. Hệ số lão hóa đo được cả trên lý thuyết và thực tế đều đạt mức tiêu chuẩn quốc tế.
- Các chỉ số vật lý cơ bản như là độ co giãn, độ chịu kéo đứt hay độ chịu lão hóa đều cao hơn hẳn so với loại khác trên thị trường.
- Vật liệu đạt tiêu chuẩn cao và có độ phân cực gần như là không có. Độ tương đồng về khối lượng phân tử và mức độ tiều hòa lập thể, độ đậm đặc, có trật tự liên kết cao. Khả năng kết bó chặt chẽ tạo cấu trúc đồng nhất. Giúp nâng đỡ tối đa cơ thể người sử dụng.
- Nó có độ biến dạng thấp, có màu sắc trắng ngà hoặc vàng kem. Màu sắc này được kế thừa từ latex cao su thiên nhiên.
- Không có mùi hoặc chỉ có mùi nhẹ của chất liệu sinh học. Mùi này sẽ bay hết chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng.
- Xét theo cảm quan thì nệm cao su thiên nhiên này có độ dài chắc tốt và độ xẹp lún thấp, có tốc độ ngả màu khá chậm.
- Mức độ tiện nghi cao giúp mang tới cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người dùng. Nó còn có khả năng kháng cháy vượt trội.
- Tránh được côn trùng, còn kháng khuẩn và nấm mốc hiệu quả
Nhược điểm
Một số nhược điểm của Latex có thể kể tới như:
- Bên cạnh đó nó không tồn tại chất nitrosamine thường được phát hiện trong ngành công nghiệp chế biến cao su.
- Có thể thẩm thấu vào cơ thể qua các lỗ chân lông gây bệnh ung thư.
- Sản phẩm có khả năng tự phân hủy với mức độ tái chế cao. Bạn có thay đổi linh hoạt theo từng mục đích sử dụng
- Bạn có thể sử dụng phương pháp đốt để phân biệt sản phẩm chính hãng và hàng giả. Khi tiếp xúc với lửa thì cao su thật sẽ chuyển thành chất nhầy, dẻo. Ngược lại, cao su giả sẽ thành muội than khô màu đen.
Một số loại latex cao su phổ biến trên thị trường
Latex cao su thiên nhiên (Natural Rubber, viết tắt là NR):
Nói một cách chính xác hơn, đây là latex cao su Polyisoprene thiên nhiên thu hoạch từ cây cao su, chủ yếu là loại Hevea Brasiliensis (thuộc họ Euphorbiaceae), bằng phương pháp cạo mủ. Cấu tạo latex bao gồm:
-
Pha phân tán: là các hạt tử cao su Polyisoprene được tổng hợp bằng con đường sinh học (điều khiển bằng hệ thống enzym). Chính vì thế Polyisoprene thu được có những đặc tính ưu việt về cấu trúc cũng như điều hòa lập thể rất cao: 100% đồng phân dạng cis, khối lượng phân tử lớn và đồng nhất, mức độ kết bó chặt chẽ,… Hàm lượng các hạt tử cao su tùy theo đặc tính sinh lý của cây dao động từ 25 – 45%.
-
Môi trường phân tán: là serum lỏng có thành phần phức tạp bao gồm thành phần chủ yếu là nước (52 – 70%), protein (2 – 3%), acid béo và dẫn xuất (1 – 2%), glucid và heterosid (khoảng 1%), khoáng chất (0.3 – 0.7%)
Latex cao su tổng hợp SBR:
Hình thành bằng phương pháp đồng trùng hợp nhũ tương (một trong các phương pháp tổng hợp hoá học polymer hay dùng) từ hai loại monomer là Styrene và Butadiene. Đó cũng chính là lý do mà cao su Styrene – Butadiene copolymer thu được không có những đặc tính ưu việt về mặt cấu trúc như cao su Polyisoprene thiên nhiên, tức là mức độ điều hòa lập thể kém hơn. Các sản phẩm chế tạo từ latex cao su tổng hợp SBR sẽ có các tính năng cơ lý (khả năng kháng đứt, độ đàn hồi,…) thấp hơn. Riêng đối với nệm cao su thông hơi chế tạo từ latex cao su tổng hợp SBR thì mức độ xẹp lún (trũng) cao hơn (do độ đàn hồi thấp hơn). Tuy nhiên, do số lượng liên kết hoá học kém bền ít hơn cao su thiên nhiên nên mức độ chịu lão hoá (ánh sáng, ozone, nhiệt độ,…) tốt hơn. Latex cao su tổng hợp SBR có cấu tạo như sau:
-
Pha phân tán: là các hạt tử cao su Styrene – Butadiene copolymer.
-
Môi trường phân tán: chủ yếu là nước và một số ít hệ chất xúc tác cho phản ứng đồng trùng hợp nhũ tương.
Bảng so sánh đặc tính kỹ thuật của các loại nệm chế tạo từ latex cao su
Loại đặc tính |
Tiêu chuẩn |
Nệm 100% NR |
Nệm 100% SBR |
BẢN CHẤT CẤU TẠO CỦA VẬT LIỆU |
Thành phần nguyên tố |
C – H |
C – H |
Độ phân cực |
Gần như không cực |
Gần như không cực |
|
Khối lượng phân tử |
Rất lớn |
Không lớn |
|
Tỷ trọng |
Cao |
Thấp |
|
Độ đồng nhất về khối lượng phân tử |
Cao |
Không cao |
|
Mức độ điều hòa lập thể |
Rất cao |
Không cao |
|
Trật tự liên kết |
Rất cao |
Không cao |
|
Mức độ kết bó |
Tương đối chặt chẽ |
Vừa phải |
|
Độ không no |
Lớn |
Vừa phải |
|
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT |
Độ đàn hồi |
Cao |
Vừa phải |
Độ biến dạng dư |
Thấp |
Cao |
|
Độ bền kéo đứt |
Cao |
Vừa phải |
|
Độ chịu lão hoá |
Thấp |
Vừa phải |
|
NGOẠI QUAN |
Màu sắc |
Vàng kem |
Trắng ngà hơi đục |
Mùi |
Cao su nhẹ đến nặng |
Không mùi |
|
Độ dai chắc |
Khá cao |
Thấp |
|
Độ xẹp lún(trũng) |
Thấp |
Khá cao |
|
Mức độ tiện nghi thoải mái |
Cao |
Vừa phải |
|
Tốc độ ngả màu |
Nhanh |
Chậm |
|
Mức độ thân thiện với môi trường |
Cao |
Thấp |
Cao su latex là gì? Nhìn vào bảng so sánh trên, có thể dễ dàng nhận thấy Latex cao su thiên nhiên có đặc tính kỹ thuật độ chịu lão hóa kém hơn latex cao su tổng hợp. Trong công nghệ sản xuất, nệm làm bằng cao su tự nhiên thường phải thêm một số phụ gia để hạn chế khuyết điểm này. Tuy nhiên chính khuyết điểm này cũng lại là một ưu điểm khi xét đến khía cạnh thân thiện với môi trường vì khả năng phân hủy của nó nhanh hơn so với cao su tổng hợp. Nệm cao su thiên nhiên được ưa chuộng sử dụng trên thị trường chính là bởi:
-
Độ đàn hồi tối ưu dễ tạo sự dễ chịu, thoải mái tối đa cho khách hàng, đặc biệt là không gây đau lưng.
-
Gần như không còn mùi hôi của cao su.
-
Có khả năng kháng cháy.
-
Không là môi trường thích hợp để côn trùng lưu trú.
-
Có khả năng kháng vi khuẩn và kháng nấm mốc.
Từ khóa:
- Vật liệu latex là gì
- Non latex là gì
- Latex nghĩa Tiếng Việt là gì
- Latex nịt bụng
- Bao cao su latex là gì
- LaTeX code
- Code LaTeX là gì
- LaTeX online
Nội dung liên quan:
- Những nguyên tắc khi lắp đặt sàn gỗ và đồ nội thất
- Tường chắn đất có cốt: Giải pháp thay thế tường bê tông cốt thép truyền thống
- Bảng tra định mức gạch xây và vữa cho đơn vị xây dựng 2022