Xây dựng & Kiến trúc

Những nguyên tắc khi lắp đặt sàn gỗ và đồ nội thất

Trong thiết kế nội thất hiện nay, việc lắp đặt sàn gỗ cho căn nhà đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, sàn gỗ trong nhà phải đảm bảo nguyên tắc khi kết hợp sàn gỗ và đồ nội thất để tạo nên sự ăn ý nhất cho không gian sống hoàn hảo. Thường hầu như các chủ nhà sẽ thuê thợ chuyên thi công lắp đắt sàn gỗ. Nhưng có một số chủ nhà thích tự lắp đặt tại nhà hoặc muốn tìm hiểu quy trình lắp đặt sàn gỗ đã đúng chưa và nguyên tắc khi lắp đặt sàn gỗ và đồ nội thất? Cùng tìm hiểu nhé!

Nguyên tắc khi lắp đặt sàn gỗ và đồ nội thất

2

Đảm bảo sự tương đồng về phong cách giữa sàn gỗ và đồ nội thất

lap dat san go
lap dat san go

Khi bắt tay vào thiết kế nội thất nhà ở bạn hãy chú ý đến việc sẽ tạo nên sự tương đồng giữa sàn gỗ và đồ nội thất về màu sắc, phong cách để có thể lên danh sách đồ nội thất hợp lý nhất. Nếu bạn lựa chọn phong cách thuần Việt cho căn nhà thì nên lựa chọn sàn gỗ màu đất hoặc màu thân cây để khi kết hợp với những đồ nội thất của căn nhà được hài hòa nhất. Ngôi nhà bạn được thiết kế theo phong cách hiện đại mang hơi hướng châu Âu thì màu sắc tươi sáng, tinh tế của sàn gỗ sẽ dễ dàng kết hợp với bộ sofa khi thiết kế nội thất phòng khách.

Tạo sự cân bằng về màu sắc

Khi lựa chọn sàn gỗ trong thiết kế nội thất hiện đại thì bạn cũng cần chú ý đến việc phối hợp màu sắc trong không gian để mang đến không gian hài hòa nhất. Nếu sử dụng sàn gỗ tối màu, bạn nên chọn màu sơn nước màu trắng cho bức tường kết hợp với nội thất theo phong cách tối giản hoặc gam màu pastel để mang đến một phong cách cổ điển nhưng cũng rất hiện đại. Ngược lại, bạn có thể sử dụng những đồ nội thất tông màu trầm tạo sự hài hòa cho không gian. Hãy ghi nhớ nguyên tắc 6-3-1 và tạo điểm nhấn cho căn phòng.

Chọn thảm trải sàn

lap dat san go
lap dat san go

Thảm trải sàn hiện nay cũng đã trở thành món đồ trang trí nội thất không thể thiếu. Nó không chỉ tạo cảm giác êm ái cho đôi chân mà còn khắc phục nhược điểm cho căn phòng rất tốt. Việc lựa chọn tấm thảm với màu sắc phù hợp sẽ là chất xúc tác tạo điểm nhấn và giúp cho căn phòng trở nên duyên dáng hơn.

Lựa chọn chất liệu

Chất liệu đồ nội thất cũng là vấn đề quan trọng bạn cần phải lưu ý. Đặc biệt, với căn phòng lát sàn gỗ màu tối thì điều cấm kỵ là bạn không nên sử dụng quá nhiều chất liệu trong cùng một không gian. Căn phòng của bạn trông sẽ rất rối mắt và khó chịu.

Lựa chọn sàn gỗ tôn vinh đồ nội thất

Để có thiết kế nội thất đẹp bạn hãy lựa chọn màu sàn gỗ có xu hướng chìm màu hơn sơn tường và đồ nội thất để làm nổi bật không gian. Sàn nhà có gam màu nhẹ nhàng sẽ giúp tôn lên những đồ nội thất với thiết kế mới lạ và tông màu nổi bật hơn. Bạn cũng có thể chú ý đến yếu tố phong thủy khi lựa chọn những gam màu hợp với mệnh của mình để lựa chọn đồ nội thất cho phù hợp và giúp cuộc sống thuận lợi hơn.

Các cách lát sàn gỗ tự nhiên thông dụng hiện nay

lap dat san go
lap dat san go

Kiểu lát chia đôi – sole đôi

– Đây là kiểu ghép phổ biến, thi công dễ dàng, các thanh nối sole đôi với nhau. Kiểu ghép này yêu cầu đội ngũ thi công không cần quá cao. Phong cách nhẹ nhàng thuận mắt, dễ phối đồ nội thất.

Kiểu lát chia đôi – sole đôi đang là kiểu ghép phổ biến nhất, không cầu kỳ nhưng cũng rất đẹp mắt.

Kiểu ghép chia ba – sole kép

– Cũng giống như kiểu ghép sole đôi, đây cũng là kiểu ghép khá phổ biến, dễ dàng lắp đặt. Vân và thớ gỗ xếp theo 1 hướng rất thuận mắt.

Kiểu lát xương cá

– Trong tất cả các kiểu ghép sàn gỗ tự nhiên thì kiểu ghép xương cá là khó thi công nhất, đòi hỏi đội thi công cần có kinh nghiệm và tay nghề cao. Kiểu lắp này sẽ ván sàn sẽ được làm theo thiết kế riêng, về kích thước (thường quy cách sẽ nhỏ hơn) và hèm khóa được cấu tạo trái phải khác nhau.

– Kiểu lát này mang phong cách cổ điển, độc đáo, lạ mắt, tính thẩm mỹ cao tuy nhiên thi công lắp đặt và sửa chữa khó khăn.

Quy trình lắp đặt sàn gỗ tự nhiên

Có rất nhiều bước để tạo nên một mặt sàn chuẩn, đẹp nhưng gần như thường được thực hiện theo các bước sau:

lap dat san go
lap dat san go

Bước 1: Xử lý bề mặt nền

Xử lý bề mặt sàn sao cho bề mặt sạch, bẳng phẳng. Tránh để sàn gồ ghề ảnh hưởng tới mặt sàn gỗ lắp đặt sau này.

Bước 2: Trải lớp xốp lót (foam cao su)

Sau khi sử lý xong bề mặt bê tông, trải một lớp xốp lót (Foam cao su) mỏng lên bề mặt sàn, đây là lớp lót giúp sàn gỗ được ổn định, tranh lực tác động trực tiếp của sàn gỗ lên sàn bê tông gây tiếng ồn và có thể làm nứt hỏng sàn gỗ, hơn nữa lớp xốp lót còn tránh ẩm cho sàn gỗ.

Bước 3: Lắp đặt sàn gỗ

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình lát sàn gỗ, đòi hỏi độ chính xác và lành nghề của thợ lát sàn. Tay nghề của thợ càng cao thì sàn càng đẹp, kín khít và lượng gỗ hao hụt càng ít.

Các bước lắp đặt sàn gỗ công nghiệp

Bước 1: Kiểm tra bề mặt sàn về độ phẳng, độ cứng và cả độ ẩm trước khi thi công. Đây là bước khá quan trọng giúp việc lắp đặt thi công được dễ dàng hiệu quả và nhanh, kịp tiết độ, tiết kiệm được thời gian. Đồng thời giúp cho sàn gỗ luôn bền đẹp với năm tháng sử dụng không lo bị hỏng hóc thay mới.

Bước 2: Tiến hành chải một lớp lót hay còn gọi là lớp xốp PE cho sàn nhà trước khi thi công.

Với sàn gỗ công nghiệp thì lớp này thường độ dày khoảng 2mm – 3mm. Sau đó trải đều nhau theo chiều rộng hoặc chiều dài của căn phòng các lớp lót sẽ được nối với nhau bởi băng keo dán. Công việc này giúp cho sàn gỗ tạo độ êm ái cho đôi chân mỗi khi di chuyển đồng thời hút ẩm hạn chế phát ra tiếng kêu từ khoảng trống phía sàn nhà thuận tiện cho quá trình sinh hoạt.

Bước 3: Bắt đầu tiến hành lắp đặt sàn gỗ công nghiệp

So với sàn gỗ tự nhiên thì sàn công nghiệp khá dễ lắp đặt. Do được cấu tạo bởi hèm khóa thông minh 4G Zingo. Chỉ cần sập lại các khớp với nhau là hoàn thành.

Riêng với sàn gỗ công nghiệp sản xuất tại Pháp Alsa mới phát minh ra hèm khóa cao cấp nhất 5G Zingo.

Những tấm ván sàn gỗ đầu tiên sẽ được lắp đặt trước hết từ phía góc của căn phòng trở đi và cứ như thế nối tiếp liền nhau từ trong ra ngoài một cách liền mạch và khớp nhau bởi đôi bàn tay khéo léo của những người thợ lành nghề. Và bạn nên chú ý lắp theo chiều của ánh sáng rọi vào và song song với tường để nổi bật nên những họa tiết, những vân gỗ chìm sâu sau lớp bảo vệ bề mặt sàn gỗ, không chỉ thế ánh sáng còn làm cho màu sàn trở nên óng ánh hơn, chân thật và gần gũi hơn.

lap dat san go
lap dat san go

Có nhiều kiểu lắp đặt sàn tùy theo phong cách chủ nhà sẽ lát theo kiểu nào. Nếu không lát kiểu thì thợ thi công sẽ lát theo kiểu thường so le nối tiếp. Với các kiểu lát sàn khác như chữ v, giỏ dệt hay xương cá, chi phí lắp đặt sẽ cao hơn.

Những tấm ván sàn công nghiệp được ghép liên tục với nhau lần lượt từng hàng, mối nối từ thanh này với thanh kia sẽ được ghép so le nhau theo một kĩ thuật hoàn chỉnh để đem lại một sàn gỗ hoàn thiện đẹp như ý.

Khoảng cách giữa chân tường với mép sàn gỗ cách nhau 10mm, đây là khoảng cách cho sự co giãn của mặt sàn khi sử dụng. Sau khi lát xong sàn gỗ thì sử dụng phào chân tường hoặc nẹp kết thúc để che kín mép sàn và chân tường, ép cố định sàn gỗ với mặt sàn. Với các khu vực sát chân tường thì có thể dùng nẹp hoặc phào chân tường. Với các khu vực sát mép cửa thì dùng nẹp cố định. Với 2 loại sàn khác nhau nên dùng nẹp chữ T dùng để chuyển màu giữa 2 mép sàn.

Sàn công nghiệp thường sử dụng phào gỗ MDF cố định chân tường, tiếp đó sử dụng đinh đóng cố định phào và sàn. Sau khi xong thợ thi công kiểm tra toàn bộ các khu vực, với các khe hở thợ sẽ bơm keo siliton. Dọn dẹp dụng cụ, vệ sinh sàn nhà và bàn giao lại chủ nhà.

Từ khóa:

  • Giá thi công lắp đặt sàn gỗ
  • Thi công lắp đặt sàn gỗ
  • Lót sàn gỗ công nghiệp
  • Thợ thi công sàn gỗ
  • Sàn gỗ
  • Giá sàn gỗ công nghiệp
  • Tự lót sàn gỗ
  • Các kiểu lát sàn gỗ

Nội dung liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Back to top button