Xây dựng & Kiến trúc

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Vật liệu xây dựng là gì? Chương trình đào tạo ra sao?

Nhắc đến những công trình có quy mô lớn, bền vững với thời gian cũng như khả năng chống chịu tốt người ta sẽ nhắc đến vật liệu xây dựng, bởi đây chính là yếu tố quan trọng quyết định 50% chất lượng của công trình đó. Do đó, các hoạt động chế tạo, sản xuất các vật liệu xây dựng đang ngày càng phát triển mạnh. Và ngành học vật liệu xây dựng cũng thu hút được sự quan tâm lớn của đông đảo các bạn trẻ hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về ngành công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng học gì và làm gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Giới thiệu chuyên ngành đào tạo, thời gian đào tạo, cấp bằng

Mục tiêu đào tạo

– Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Vật liệu xây dựng nhằm đào tạo người kỹ sư toàn diện có phẩm chất chính trị, có đạo đức tư cách, có sức khoẻ, có khả năng làm việc tập thể, có đủ trình độ, năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.

– Kỹ sư ngành Kỹ thuật Vật liệu xây dựng được trang bị kiến thức cơ bản rộng, có hiểu biết sâu sắc về cấu trúc, tính chất vật liệu xây dựng, cũng như công nghệ: xử lý, gia công, chế tạo và ứng dụng vật liệu xây dựng trong xây dựng công trình. Các kỹ sư ngành Kỹ thuật Vật liệu xây dựng có khả năng thiết kế công nghệ chế tạo vật liệu xây dựng, tổ chức và quản lý sản xuất vật liệu xây dựng, có khả năng tiếp cận các kỹ thuật mới nhằm nghiên cứu các vật liệu mới và công nghệ chế tạo chúng đáp ứng cho các loại công trình xây dựng nhằm phục vụ cho các nhu cầu đa dạng của sự phát triển kinh tế – xã hội, theo kịp sự tiến bộ khoa học kỹ thuật.

– Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư của ngành có thể làm việc tại các cơ quan quản lý các cấp, các công ty tư vấn, các công ty sản xuất vật liệu xây dựng, các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo trọng lĩnh vực vật liệu xây dựng.

kỹ thuật vật liệu xây dựng
kỹ thuật vật liệu xây dựng

Giới thiệu ngành kỹ thuật vật liệu xây dựng

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Vật liệu xây dựng (VLXD) đào tạo chuyên sâu về công nghệ sản xuất, ứng dụng và kiểm soát chất lượng các loại vật liệu xây dựng; nghiên cứu phát triển các vật liệu mới, vật liệu có tính năng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng trong kiến trúc và xây dựng, hướng tới phát triển bền vững.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo kỹ sư xây dựng ngành Công nghệ kỹ thuật VLXD có năng lực:

– Lựa chọn, sử dụng hợp lý và kiểm soát chất lượng VLXD tăng tính hiệu quả cho công trình.

– Thiết kế, quản lý, vận hành các dây chuyền công nghệ sản xuất VLXD như: bê tông, xi măng, thủy tinh, gốm sứ XD,…;

– Có khả năng nghiên cứu phát triển vật liệu mới, công nghệ sản xuất và thi công vật liệu mới.

Thời gian đào tạo và cấp bằng

– Cử nhân (4 năm)

– Kỹ sư (tương đương trình độ thạc sĩ: 5 ÷ 5,5 năm)

ky thuat vat lieu xay dung

Chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng

Danh mục các học phần bắt buộc

Giáo dục đại cương    
1 Triết học Mác – Lênin 9 Đại số
2 Kinh tế chính trị Mác – Lênin 10 Giải tích 1
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học 11 Giải tích 2
4 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam 12 Vật lý 1
5 Tư tưởng Hồ Chí Minh 13 Vật lý 2
6 Ngoại ngữ cơ bản 14 Hoá học đại cương
7 Giáo dục thể chất 15 Tin học đại cương
8 Giáo dục quốc phòng    
Kiến thức cơ sở ngành    
16 Cơ học cơ sở 1 26 Kiến trúc dân dụng và công nghiệp
17 Hóa học vô cơ và các vật liệu vô cơ 27 Đồ án kiến trúc dân dụng và công nghiệp
18 Sức bền vật liệu 1 28 Vật liệu xây dựng
19 Cơ học kết cấu 1 29 Hoá lý – hóa Keo
20 Nhiệt kỹ thuật 30 Cơ sở cơ khí 2
21 Kỹ thuật điện 31 Kết cấu bê tông cốt thép
22 Hóa hữu cơ – Pôlyme 32 Đồ án kết cấu bê tông cốt thép
23 Thuỷ lực cơ sở 33 Kinh tế công nghiệp Vật liệu xây dựng
24 Cơ sở cơ khí 1 34 Môi trường trong xây dựng
25 Hóa phân tích    
Kiến thức ngành    
35 Hoá lý Silicát 42 Đồ án chất kết dính vô cơ
36 Thiết bị nhiệt 43 Công nghệ Gốm xây dựng
37 Đồ án thiết bị nhiệt 44 Đồ án công nghệ Gốm xây dựng
38 Công nghệ bê tông xi măng I 45 Công nghệ bê tông xi măng II
39 Máy sản xuất vật liệu xây dựng 46 Đồ án công nghệ bê tông xi măng II
40 Đồ án Máy sản xuất vật liệu xây dựng 47 Tổ chức quản lý xí nghiệp
41 Công nghệ chất kết dính vô cơ    
Thực tập và đồ án tốt nghiệp    
48 Thực tập 49 Đồ án tốt nghiệp

Kiến thức và kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp

– Ứng dụng các kiến thức toán học, khoa học cơ bản, các nguyên lý cơ bản của kỹ thuật, các giải pháp công nghệ và quản lý, và các kỹ năng để hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các dây chuyền, hệ thống sản xuất vật liệu xây dựng; phân tích các yêu cầu và đặc tính kỹ thuật và sử dụng hiệu quả vật liệu xây dựng; nghiên cứu phát triển,chế tạo vật liệu mới.

– Có kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp, giao tiếp, làm việc nhóm, trình độ ngoại ngữ, đảm bảo làm việc hiệu quả trong bối cảnh xã hội năng động, môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa, đa quốc gia.

– Có hiểu biết về kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật phù hợp, có khả năng và mong muốn cam kết thực hiện đạo đức nghề nghiệp, học tập suốt đời để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội và cộng đồng.

– Có thể phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực xây dựng nói chung và các lĩnh vực chuyên môn có liên quan như tham gia học tập và đáp ứng được: các chứng nhận chuyên môn và chứng chỉ hành nghề trong nước và quốc tế; các chương trình đào tạo sau đại học theo đúng chuyên ngành.

kỹ thuật vật liệu xây dựng
kỹ thuật vật liệu xây dựng

Cơ hội học bổng và hỗ trợ học tập ngành kỹ thuật vật liệu xây dựng

– Khoa Vật liệu xây dựng hợp tác chặt chẽ với nhiều Trường đại học và Viện nghiên cứu trên thế giới, như: Đại học Công nghệ Delft – Hà Lan; Đại học Kiến trúc – Xây dựng Weimar – Cộng hoà Liên bang Đức; Đại học Tổng hợp kỹ thuật xây dựng MGSU – Cộng hoà Liên bang Nga; Viện Công nghệ Quốc Tế Shirindhorn, Đại học Thammasat – Vương Quốc Thái Lan; Đại học Liverpool, Đại học Loughborongh, Queen’s Belfast -Vương quốc Anh; Đại học Quốc lập Đài Loan; Đại học Saitamar – Nhật Bản; các Viện InSA – Pháp, …

– Với xu hướng phát triển mạnh mẽ các vật liệu mới, nhiều trường, viện nghiên trên thế giới trong đó có các đơn vị đối tác đã cấp học bổng học tập, nghiên cứu cho nhiều học viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật VLXD.

kỹ thuật vật liệu xây dựng
kỹ thuật vật liệu xây dựng

Cơ hội việc làm:

Hàng năm, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng khoảng 200 người, trong đó thông báo tuyển dụng trực tiếp gửi về Trường từ 70-80 kỹ sư. Theo thống kê năm 2019, sau khi tốt nghiệp trong vòng 1 năm, hơn 96% kỹ sư có việc làm trong ngành xây dựng và hầu hết đảm trách các vị trí sau:

– Tư vấn giám sát, quản lý, kiểm soát chất lượng vật liệu và thi công các dự án xây dựng;

– Cán bộ kỹ thuật và quản lý tại các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng như: bê tông, xi măng, gốm xây dựng, thủy tinh xây dựng…;

– Kinh doanh và sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng.

– Tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ sản xuất các loại vật liệu xây dựng phù hợp với nhu cầu thực tế và chiến lược phát triển ngành vật liệu xây dựng.

– Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo, viện và trung tâm nghiên cứu về vật liệu xây dựng;

– Cán bộ công tác tại các cơ quan quản lý Nhà nước về vật liệu xây dựng.

Cơ hội học tập bậc sau đại học: Kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật VLXD có nhiều cơ hội học tập, phát triển cá nhân như:

– Học tập bậc sau đại học ngành Kỹ thuật Vật liệu trong và ngoài nước;

– Tham gia các khóa đào ngắn hạn nhằm trang bị các kiến thức chuyên sâu được cấp chứng chỉ phục vụ cho công việc tư vấn, giám sát, kiểm định vật liệu xây dựng.

– Tham gia các chương trình hợp tác đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp với đảm bảo đầu ra công việc và vị trí việc làm.

– Có thể học song bằng, bằng hai đại học của các ngành, chuyên ngành khác trong Trường Đại học Xây dựng và các trường đại học khác.

Từ khóa:

  • Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng
  • Công nghệ kỹ thuật và vật liệu xây dựng
  • Mức lương kỹ sư vật liệu xây dựng
  • Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng
  • Kỹ sư vật liệu xây dựng là gì
  • Review về ngành kỹ thuật vật liệu

Nội dung liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Back to top button