Kiến trúc xanh là gì? : xu hướng toàn cầu – Xi măng Việt Nam
Kiến trúc xanh là xu hướng thiết kế – thi công các công trình xây dựng giảm thiểu tối đa tác động tới thiên nhiên hướng tới lối sống gần gũi với thiên nhiên nhằm tiết kiệm nguồn năng lượng và giữ gìn môi trường trong lành sạch đẹp theo các tiêu chí của phát triển bền vững. Vậy kiến trúc xanh là gì? Nó mang lại những lợi ích gì cho con người và thiên nhiên? Xu hướng thiết kế kiến trúc xanh hiện nay như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Kiến trúc xanh là gì?
Kiến trúc xanh là gì? Kiến trúc xanh, thiết kế xanh liên quan trực tiếp đến khí hậu, sinh thái và môi trường. Bao gồm:
+ Kiến trúc khí hậu: phát triển vào thập niên 60 của thế kỷ XX ở nhiều quốc gia.
+ Kiến trúc môi trường: gắn liền với vấn đề bảo vệ môi trường.
+ Kiến trúc sinh khí hậu: các kiến trúc sư sẽ nghiên cứu mô phỏng hình dạng của tòa nhà mô phỏng theo các yếu tố của thiên nhiên.
+ Kiến trúc sinh thái: đề ra các hướng kiến trúc phù hợp với môi trường sinh thái.
+ Kiến trúc hiệu quả và tiết kiệm năng lượng: các công trình kiến trúc nhà ở, văn phòng tiêu thụ ít điện năng.
+ Kiến trúc thích ứng: xây dựng công trình kiến trúc thích nghi được với khí hậu đồng thời vẫn đảm bảo nhu cầu sử dụng của con người.
Kiến trúc xanh và kiến trúc bền vững có một vài nét tương đồng. Không chỉ quan tâm đến môi trường sinh thái và khí hậu, kiến trúc xanh còn liên quan đến các yếu tố văn hóa, xã hội, cộng đồng, dân tộc, thẩm mỹ và khả năng đáp ứng công năng của công trình. Chính vì vậy, khái niệm kiến trúc xanh ở thế kỉ XXI phải bao gồm 2 yếu tố cơ bản: Yêu cầu về kiến trúc và yêu cầu tạo ra công trình xanh.
5 tiêu chí đánh giá kiến trúc sinh thái xanh
Kiến trúc xanh là gì? Nói về tiêu chí kiến trúc xanh ở Việt Nam Hội KTS Việt Nam đã có bản Tuyên ngôn Kiến trúc xanh Việt Nam vào ngày 24.07.2011 với 5 tiêu chí cơ bản: Địa điểm bền vững; Sử dụng tài nguyên, năng liệu hiệu quả; Chất lượng môi trường công trình; Kiến trúc tiên tiến, đậm đà bản sắc; Tính xã hội và nhân văn.
Cả 5 tiêu chi trên được đánh giá qua hệ thống các vấn đề sau:
Địa điểm, quy hoạch mặt bằng thi công:
Lựa chọn địa điểm quy hoạch thuận lợi, ít tác động tới thiên nhiên, giảm thiểu chi phí.
Hạn chế gây ra những biến đổi về thổ nhưỡng, địa mạo, cảnh quan, hệ sinh thái. Hạn chế can thiệp vào tự nhiên.
Xây dựng các công trình cần đi đôi với công tác bù đắp, tái tạo, môi trường sinh thái, đáp ứng nhu cầu phát triển, hòa nhập với môi trường tự nhiên và nhân văn.
Thiết kế kiến trúc
Cấu trúc không gian của công trình cần phải thích ứng được với khí hậu, tiện nghi phù hợp với tâm lý sử dụng của con người, áp dụng nguyên tắc “ĐỆM” và hệ thống “MỞ”.
Vật liệu xây dựng: thân thiện, không ô gây ô nhiễm, có thể tái sử dụng sau khi tháo gỡ công trình.
Thiết kế nội thất: đáp ứng nhu cầu sử dụng, phù hợp với phong tục, tập quán, tâm lý người dùng.
Hệ thống kỹ thuật – công nghệ xanh:
Có biện pháp xử lý và kiểm soát chất thải, không làm tổn hại, ô nhiễm môi trường.
Nguồn năng lượng sạch, có thể sử dụng lâu dài, tái sử dụng.
Khai thác, sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu hợp lý, tiết kiệm.
Quá trình vận hành – quản lý và sử dụng:
Quá trình này cần xuyên suốt toàn bộ vòng đời kiến trúc của một công trình, bao gồm 4 giai đoạn như đã kể trên.
Xu hướng kiến trúc xanh trên toàn cầu
Kiến trúc xanh trên quy mô toàn cầu
Không có nghi ngờ gì nữa về việc ngày một gia tăng các sáng kiến phát triển bền vững và các sản phẩm có trách nhiệm với môi trường. Điều này hiển nhiên đã tác động rất nhiều đến kiến trúc xanh, kiến trúc xanh cũng đang ngày một phát triển ở tất cả các nơi trên thế giới.
Để hiểu được tầm quan trọng của kiến trúc xanh cũng như tiến triển, xu hướng của nó trên thế giới, Tập đoàn McGraw-Hill và United Technologies với sự hỗ trợ của Hội đồng Công trình xanh thế giới và Hội đồng Công trình xanh của Mỹ cùng hợp tác nghiên cứu về vấn đề này. Qua đó có thể thấy được, kiến trúc xanh đã có ảnh hưởng nhất định đến quá trình thiết kế và xây dựng nhằm tạo ra môi trường xây dựng bền vững hơn. Đồng thời, chính sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng nói chung và nhận thức của công chúng cũng giúp thúc đẩy đổi mới, sáng tạo các sản phẩm và dịch vụ xanh.
Theo nghiên cứu, các Cty xây dựng và các nhà phát triển BĐS đã và đang dịch chuyển hướng kinh doanh của họ tới công trình xanh, sẽ ngày càng nhiều công trình xanh so với hiện tại. Điều đáng chú ý nhất là sự tăng trưởng này không phải là xu hướng của một khu vực mà là trên toàn cầu nói chung. Từ năm 2012 – 2015, số lượng công trình xanh của các công ty xây dựng dự đoán tăng hơn 60%.
Gia tăng nhận thức trên toàn xã hội
Một vấn đề đáng mừng hơn là có sự gia tăng về nhận thức và phát triển ở hầu hết các tầng lớp xã hội, đặc biệt khu vực chủ sở hữu công trình và các nhà phát triển bất động sản. Tác nhân chính góp phần đáng kể trong kiến trúc xanh chính là ở cộng đồng, chủ sở hữu công trình, các công ty xây dựng. Nhận biết được tầm quan trọng của kiến trúc xanh, các công ty xây dựng phải tuân theo xu hướng thế giới bằng việc phát triển kiến trúc xanh để đáp xu thế toàn cầu.
Thị trường sản phẩm xanh
Kiến trúc xanh phát triển, do đó thị trường cho sản phẩm và dịch vụ cũng cần đổi mới theo hướng xanh hóa. Trong năm qua, đã có rất nhiều công ty xây dựng trên toàn cầu báo cáo về việc họ ứng dụng sản phẩm xanh. Có thể nói, chưa bao giờ làn sóng “sản phẩm xanh” lại phát triển như ngày nay. Theo dự đoán, xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng trong vài năm tới. Như vậy, sản phẩm không thân thiện môi trường sẽ ngày càng không có chỗ đứng và buộc phải thay thế cho phù hợp xu thế thị trường.
Lợi ích của thiết kế công trình kiến trúc xanh là gì?
Kiến trúc xanh là gì? Dưới tác động của quá trình đô thị hóa, biến đổi khí hậu khiến môi trường ngày càng có chất lượng kém hơn. Tác động của con người đã làm thay đổi tự nhiên và nếu không có những giải pháp kịp thời thì hậu quả về sau sẽ càng nghiêm trọng. Thiết kế các công trình kiến trúc xanh nhằm mục tiêu phát triển bền vũng là điều cần thiết từ bây giờ cho đến về sau. Các thiết kế này có nhiều lợi ích to lớn. Cụ thể là:
Lợi ích đối với môi trường
Đây là điều được nhắc đến và được nhiều sự quan tâm nhất. Đồng thời cũng là lợi ích lớn nhất đem lại từ kiến trúc xanh. Các thiết kế này sẽ làm đa dạng hơn hệ sinh thái và nguồn tài nguyên sinh học trong tự nhiên. Đồng thời, với tác động của yếu tố xanh thì chất lượng không khí cũng sẽ được cải thiện, lượng phát sinh chất thải rắn và sử dụng tài nguyên cũng ít hơn.
Lợi ích kinh tế của kiến trúc xanh là gì?
Theo một số tài liệu nghiên cứu khoa học từ VGBC – Hội đồng công trình xanh thế giới, nếu so sánh 1 công trình thương mại có thiết kế kiến trúc xanh với một công trình thông thường thì các công trình xanh sẽ tối ưu hơn. Bởi:
– Sử dụng ít hơn 26% năng lượng
– Chi phí bảo trì hàng năm giảm hơn 13%
– Lượng khí thải nhà kính sinh ra ít hơn hẳn 33%.
Từ những phân tích này có thể dễ dàng thấy được hiệu quả kinh tế do việc giảm thiểu mọi chi phí trong quá trình sử dụng và vận hành công trình. Đồng thời, giá trị công trình cũng sẽ được tăng lên do đây là một công trình bền vững và khả năng thu hồi vốn đầu tư xây dựng cũng nhanh hơn so với những công trình không có thiết kế kiến trúc xanh.
Lợi ích xã hội của thiết kế xanh trong kiến trúc
Kiến trúc xanh là gì? Không chỉ có những lợi ích thiết thực về mặt kinh tế, công trình thiết kế xanh còn mang lại hiệu quả xã hội lâu dài. Điều này được thể hiện qua:
– Tăng số lượng tiện ích trong không gian đô thị
– Tạo môi trường trong sạch, cộng đồng văn minh, thân thiện
– Giảm sự xuất hiện của các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: phổi, hen, dị ứng…
– Giảm nguy cơ đột quỵ hoặc một số bệnh lý căng thẳng thần kinh.
Từ khóa:
- Kiến trúc xanh The giới
- Kiến trúc xanh
- Kiến trúc bền vững
- Kiến trúc xanh ở Việt Nam
- Kiến trúc xanh trên thế giới
- Kiến trúc xanh trong thiết kế nhà ở hiện đại
- Kiến trúc xanh Việt Nam
Nội dung liên quan:
- Hướng dẫn cách tự sửa vòi nước bị rò rỉ tại nhà dễ thực hiện
- Tìm hiểu về các loại gạch ốp lát và kinh nghiệm chọn gạch cho từng không gian
- Sản xuất vật liệu xây dựng từ chất thải đô thị hiện nay