Điện tử công nghiệp là gì? Thông tin về ngành điện tử công nghiệp
Ngành điện tử công nghiệp là gì, bạn có biết đến ngành này không? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về ngành điện tử công nghiệp, tố chất cần thiết để bạn theo đuổi với nghề và sau khi ra trường các bạn sẽ làm việc ở đâu?… Nói chung là tất cả các thông tin cần thiết về ngành điện tử công nghiệp bạn đều có thể tìm thấy trong bài viết này.
Định nghĩa dễ hiểu về ngành điện tử công nghiệp
Ngành điện tử công nghiệp là một nhánh thuộc ngành công nghệ kỹ thuật điện tử. Với ngành học này, bạn sẽ thấy được sự thú vị khi là sự kết hợp của điện dân dụng với các công nghệ điện tử và máy tính.
Ngành công nghiệp điện tử là một ngành bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Khi sinh viên theo học ngành điện tử công nghiệp sẽ được trang bị cho bản thân đầy đủ các kiến thức cơ bản đến các kiến thức chuyên sâu của ngành điện tử trong công nghiệp. Không chỉ vậy, bạn còn được nâng cao kỹ năng thực hành về điện tử công nghiệp để có thể đáp ứng được các yêu cầu công việc trong tương lai.
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành điện tử, các bạn sẽ có khả năng bảo trì, sửa chữa, vận hành, cải tiến hoặc nâng cấp hệ thống các thiết bị điện tử. Bạn cũng sẽ biết cách để tìm hiểu và ứng dụng điện tử vào công việc và phát triển các ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày. Với sự phát triển không ngừng của xã hội, đặc biệt là việc đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp thì khi học điện tử công nghiệp bạn sẽ có nhiều thuận lợi để tìm việc trong tương lai.
Khi theo đuổi ngành điện tử công nghiệp sẽ được trang bị kiến thức gì?
Khi theo học ngành điện tử bạn sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức sau cho bản thân:
+ Ngành điện tử trong công nghiệp là gì?
+ Ngành công nghiệp điện tử học những gì?
+ Các kiến thức về nguyên lý hoạt động và cấu trúc của hệ thống cảm biến, đo lường, điều khiển tự động trong hệ thống máy công nghiệp khác nhau.
+ Các kiến thức về sơ đồ mạch điện của các thiết bị điện tử như bộ nguồn, bộ ổn áp máy phát điện, bộ điều nhiệt, máy sát bình, máy hàn, UPS, mạch điện inverter, máy xi mạ của các thiết bị điện,…
+ Các kiến thức về hệ thống điện tử sản xuất như: Thang máy, băng chuyền, máy pha trộn nguyên liệu, phân loại sản phẩm, robot công nghiệp, quảng cáo,…
+ Các kiến thức về lập trình cho vi điều khiển, PLC, bộ biến tần, vi xử lý, điện khí nén.
Để học tốt ngành điện tử bạn cần có những tố chất nào?
Trước khi quyết định theo đuổi ngành học điện tử, bạn cần xác định một số các tố chất sau xem bản thân có phù hợp với ngành hay không để có thể lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân.
Thứ nhất, bạn cần là một người học giỏi các môn tự nhiên, vì các môn tự nhiên là một trong những tiền đề chính khi học các ngành kỹ thuật và điện tử cũng vậy.
Thứ hai, bạn cần là người có tư duy logic, khoa học để có thể nắm bắt và xử lý thông tin cần thiết trong các môn học cũng như trong công việc sau này của mình.
Thứ ba, bạn cần là người thích học hỏi và tìm tòi cách làm điện và sửa chữa điện tử, bạn có niềm đam mê với các thiết bị điện tử.
Thứ tư, bạn cần có sự kiên trì và tỉ mỉ thì mới có thể theo đuổi với ngành điện tử được, vì các bản mạch hay các thiết bị điện để sửa được hoặc nâng cấp cần có thời gian để nghiên cứu và sự thận trọng trong từng chi tiết.
Thứ năm, bạn cần có kỹ năng làm việc theo nhóm, vì đây là một ngành làm việc với các thiết bị điện tử có quy mô lớn, vì vậy bạn không thể làm một mình mà cần phải có sự kết hợp với các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành công việc của mình.
Nếu bạn có những tố chất nêu trên thì hãy lựa chọn ngành điện tử để phát triển bản thân và phát triển sự nghiệp của mình. Bạn theo học ngành điện tử thì bạn có thể có cơ hội việc làm tốt cho bản thân.
Học điện tử công nghiệp xong sẽ làm công việc gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành điện tử thì cơ hội việc làm với bạn rất rộng mở, khi ngành công nghiệp nước ta được đẩy mạnh phát triển, không chỉ là các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài cũng đầu tư và mở rộng sản xuất công nghiệp ở nước ta. Các nhà máy, xí nghiệp mở ra ngày càng nhiều, đây chính là cơ hội để các bạn học ngành điện tử có cơ hội để phát triển bản thân và sự nghiệp của mình. Bạn có thể lựa chọn việc làm cho mình tại một trong những nơi sau:
– Làm việc tại các công ty, xí nghiệp, nhà máy, các phòng bảo dưỡng bảo trì, các tổ cơ điện, lắp ráp và vận hành các thiết bị điện với vai trò là một kỹ sư điện tử, hoặc là một quản lý kỹ thuật.
– Bạn cũng có thể lựa chọn làm việc tại các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị điện tử trong công nghiệp; bạn cũng có thể làm việc với vai trò là nhà tư vấn thiết kế và lắp đặt thiết bị điện, sửa chữa các thiết bị điện – tử điện.
– Bạn cũng có thể tự mình mở doanh nghiệp kinh doanh về thiết bị, máy móc điện tử để khởi nghiệp cho bản thân
Khi theo đuổi ngành bạn sẽ nhận được gì?
Bạn đang có thắc mắc trong đầu rằng học ngành điện tử công nghiệp có khó không? Nỗi sợ về tiến trình học khiến bạn lo lắng và không dám lựa chọn ngành điện tử này. Bất kể ngành học nào thì cũng có khó khăn riêng của nó, chỉ cần bạn có niềm đam mê với nghề này và thực sự muốn phát triển với nghề thì bạn có thể theo đuổi ngành điện tử công nghiệp. Khi theo học ngành điện tử công nghiệp các bạn sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức sau cho bản thân:
+ Những kiến thức về nguyên lý hoạt động và cấu trúc của hệ thống cảm biến, đo lường, điều khiển tự động trong hệ thống của nhiều máy công nghiệp khác nhau.
+ Bạn sẽ được trang bị kiến thức để có khả năng phân tích sơ đồ mạch điện của một số thiết bị điện tử như bộ nguồn, bộ ổn áp máy phát điện, máy sát bình, máy hàn, bộ điều nhiệt, UPS, mạch điện inverter, máy xi mạ của các thiết bị điện…
+ Bạn sẽ được trang bị những kiến thức để có thể phân tích được những hiện tượng khi mạch điện bị hư hỏng một cách khoa học và hợp lý để biết được các cách khắc phục hư hỏng cách phù hợp.
+ Giúp các bạn có kiến thức để phân tích yêu cầu điều khiển của hệ thống điện tử trong công nghiệp sản xuất, ví dụ như: Thang máy, băng chuyền, phân loại sản phẩm, pha trộn nguyên liệu, robot công nghiệp, quảng cáo…
+ Khi được đào tạo về ngành công nghiệp bạn sẽ có kiến thức cho bản thân để có thể lập trình cho vi điều khiển, vi xử lý, PLC, bộ biến tần, điện khí nén.
Thống kê việc làm và tiền lương
Theo Cục Thống kê Lao động dự báo rằng việc làm của thợ sửa chữa điện và điện tử sẽ tăng tối thiểu trong công việc trong thập kỷ 2018-2028. Ước tính trong cùng một thập kỷ, những vị trí mở cho cơ học thang máy sẽ tăng nhanh hơn mức trung bình và là mức tăng trưởng tương tự cho người thợ điện đến năm 2028.
Năm 2018, theo số liệu thống kê tiền lương được báo cáo bởi BLS cho thấy rằng các thợ sửa chữa điện và điện tử đã kiếm được mức lương trung bình hàng năm là 59.210 đô la. Thống kê từ cùng năm đó ngụ ý là thợ cơ khí thang máy kiếm được mức lương trung bình hàng năm khoảng 79.370 đô la, và thợ điện kiếm được 59.190 đô la. Đó là ở nước ngoài, còn tại Việt Nam công việc của các kỹ sư điện tử cơ khí cũng được xếp vào hệ thống việc làm lương cao với thu nhập cực kỳ hấp dẫn. Con số này được ước tính khoảng 15 đến 20 triệu đồng một tháng.
Thợ điện có triển vọng việc làm tốt nhất trong những thập kỷ tới cho mọi người làm trong ngành điện tử công nghiệp. Tuy nhiên, những yếu tố khác bên cạnh tỷ lệ tăng trưởng công việc có thể ảnh hưởng đến triển vọng công việc. Ví dụ như một kỹ thuật viên ngành điện tử có chứng nhận và bằng liên kết có thể sẽ là một ứng cử viên hấp dẫn trong các ngành dựa vào điện tử.
Từ khóa:
- Linh kiện điện tử công nghiệp
- Các môn học ngành điện tử
- Ngành điện tử công nghiệp lương bao nhiêu
- Ngành điện tử thi khối nào
Nội dung liên quan:
- Ngành công nghệ thông tin là gì? Học ngành công nghệ thông tin ở đâu?
- Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện là gì? ra trường làm gì?
- Cách để ốp gạch nhà vệ sinh chính xác từng centimet