Công nghiệp công nghệ thông tin là gì? Ra trường làm gì? Ở đâu?
Ngày nay, công nghệ thông tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, đem tới sự tiến bộ vượt bậc trong kỹ thuật sản xuất. Ngành học Công nghệ thông tin cũng vì thế trở thành ngành đào tạo mũi nhọn của giáo dục toàn cầu, thu hút nhiều bạn trẻ muốn trở thành sinh viên tương lai. Một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất chính là: “Ngành Công nghiệp công nghệ thông tin là gì? Sinh viên ngành này học gì và ra trường làm gì?” Cùng tìm hiểu nhé!
Công nghiệp công nghệ thông tin là gì?
Công nghiệp công nghệ thông tin là gì? Công nghiệp công nghệ thông tin là ngành kinh tế – kỹ thuật công nghệ cao sản xuất và cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin, bao gồm sản phẩm phần cứng, phần mềm và nội dung thông tin số.
Công nghệ thông tin là ngành sử dụng hệ thống máy tính gồm phần cứng, phần mềm và thiết bị ngoại vi để lưu trữ, truy xuất, truyền tải và thao tác với dữ liệu hoặc thông tin. Cùng với sự phát triển vũ bão của Internet, công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại, dùng chương trình máy tính để cải tiến kỹ thuật sản xuất, thống kê và tính toán số liệu, vận hành hệ thống máy móc… cùng vô vàn ứng dụng hữu ích khác. Trong chương trình của các trường đại học, ngành học Công nghệ thông tin có thể chia thành 6 lĩnh vực chính: công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, an toàn thông tin, khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính và khoa học dữ liệu.
Sinh viên công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông học gì?
Công nghiệp nghệ thông tin và Truyền thông là ngành học mở rộng của công nghệ thông tin, tích hợp thêm kiến thức về mạng viễn thông. Sinh viên ngành này sẽ học cách lập trình, vận hành và bảo trì các phần mềm máy tính, hệ thống lưu trữ, hệ thống nghe nhìn… kết nối trong mạng Internet.
Tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (Đại học Việt Pháp, USTH), sinh viên ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông được đào tạo theo chương trình đạt chuẩn quốc tế của Hội đồng đánh giá nghiên cứu giáo dục đại học và viện nghiên cứu Pháp (HCERES). Chương trình học diễn ra trong 3 năm, gồm các môn học về công nghệ phần mềm, khoa học máy tính và khoa học dữ liệu – đều là những khối kiến thức nền tảng cốt lõi trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, bao gồm:
- Kiến thức nền tảng về phần cứng, phần mềm và mạng máy tính.
- Kiến thức chuyên sâu về quản trị dự án và hệ thống thông tin.
- Kỹ thuật lập trình website và ứng dụng mobile hiện đại.
- Phương pháp xử lý và khai thác dữ liệu tiên tiến.
Công nghiệp công nghệ thông tin là gì? Đặc biệt hơn, các môn học tại USTH đều được giảng dạy bằng tiếng Anh – ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới hiện nay, trang bị thêm cho sinh viên khả năng giao tiếp để học tập và làm việc với bạn bè quốc tế. Từ đó, sinh viên USTH có thể tự mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn cho bản thân trong ngành công nghệ thông tin ở khắp mọi nơi.
Vai trò của ngành công nghiệp công nghệ thông tin đối với cuộc sống
1. Giúp con người kết nối với nhau dễ dàng hơn
Khi công nghệ thông tin chưa phát triển, khi Internet chưa hình thành thì việc trao đổi, trò chuyện giữa con người ở các khu vực khác nhau là cực kì khó khăn. Có những lá thư, những bưu kiện cả tháng mới được nhận, nên việc nắm bắt thông tin kịp thời là không thể. Giờ đây khi công nghệ thông tin phát triển, Internet phủ sóng hầu khắp các khu vực trên Thế giới thì việc liên lạc, nắm bắt thông tin một cách dễ dàng hơn. Những cuộc gọi video, những email nhanh chóng được hồi âm, các không gian mạng xã hội chúng ta đang sử dụng là những thành quả, bước tiến lớn trong sự phát triển chung của nhân loại.
2. Giúp việc sử dụng tiền trở nên thuận lợi
Khi bạn đói mà lại không muốn nấu ăn, cũng ngại ra đường mua đồ thì giờ đây đã có các ứng dụng như Now, Grabfood, Gofood… sẽ giao hàng tận nhà bạn. Các giao dịch ngân hàng chỉ cần qua điện thoại mà bạn không cần ra tận nơi thanh toán, cũng không cần ngồi chờ cả hàng dài mới đến lượt. Bạn có thể đặt phòng khách sạn, đặt vé máy bay mà không cần qua bất cứ một ai hay một quầy thanh toán nào, chỉ cần app điện thoại và ngồi nhà đặt. Tất cả những tiện ích trên đều là sự phát triển của công nghệ thông tin mà ra.
3. Giúp việc học trở nên hào hứng hơn
Những bài học cũ mèm khiến bạn chán chường, những lời giảng của thầy cô khiến bạn không thể hình dung, liên tưởng được thì máy chiếu, màn hình led, các phòng thí nghiệm chính là nơi cho bạn những hình ảnh sinh động nhất, những ví dụ trực quan nhất khiến bạn có thể thỏa sức khám phá, sáng tạo. Chưa kể đến những khóa học thêm online tại nhà, bạn có thể học ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào bạn muốn nữa.
4. Giúp sản sinh nhiều công việc mới
Lập trình viên, thiết kế website, chuyên viên phát triển phần mềm,… là một số những công việc chỉ có thể tồn tại nhờ sự có mặt của công nghệ thông tin.
Ngoài ra, công nghệ thông tin còn trợ giúp rất nhiều trong lĩnh vực y tế sức khỏe, nông nghiệp, pháp y,… Nếu bạn chọn ngành này để theo đuổi thì hãy yên tâm đây là một lĩnh vực lúc nào cũng cần thiết và có nhiều ý nghĩa đối với cuộc sống loài người.
Học công nghệ thông tin ra trường làm gì? Ở đâu?
Có rất nhiều lựa chọn cho sinh viên theo học công nghiệp công nghệ thông tin trong việc ra trường xin việc và làm việc như thế nào:
- Đối với ngành kỹ thuật phần mềm, sinh viên ra trường có thể làm các công việc như lập trình viên, Kĩ sư cầu nối, kiểm thử phần mềm, đảm bảo chất lượng phần mềm, Quản trị dự án, Giám đốc kỹ thuật.
- Đối với ngành Thiết kế đồ họa sinh viên ra trường sẽ có thể làm việc trong các công ty chuyên về thiết kế đồ họa, các công ty về game, các studio ảnh, hoặc các công ty về xây dựng front-end cho website…
- Đối với ngành Mạng máy tính sinh viên ra trường sẽ làm việc trong các công ty, các doanh nghiệp có thể triển khai hệ thống mạng nội bộ, mạng không dây tại nơi làm việc hoặc trở thành các kỹ sư cầu nối về mạng tại các tập đoàn lớn hay các công ty nước ngoài tại Nhật Bản hoặc Mỹ…
- Đối với ngành An toàn thông tin, sinh viên ra trường có thể lựa chọn các công việc như Chuyên viên quản trị bảo mật máy chủ và mạng, Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu, Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin đảm bảo an toàn, Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống, Chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin, Chuyên gia lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin, Chuyên gia phân tích mã độc và ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính…
- Ngoài ra, công nghệ thông tin có mặt trong tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống xã hội hiện nay và vì vậy sinh viên công nghệ thông tin ra trường sẽ không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề việc làm như đối với các ngành học khác.
Nhu cầu làm việc ngành công nghiệp công nghệ thông tin hiện nay
Theo thống kê từ năm 2017 đến nay, nhu cầu tuyển dụng của ngành tin học đang ở mức cao nhất trong lịch sử tới gần 15 ngàn công công việc thuộc lĩnh vực này được tuyển dụng và con số này sẽ càng tăng hơn nữa trong những năm tới.
Mặt khác, đến cuối năm 2018, tổng toàn ngành công nghiệp công nghệ thông tin sẽ thiếu khoảng 70 ngàn nhân IT. Đến năm 2020, nước ta sẽ cần khoảng 1,2 triệu nhân lực ngành công nghệ thông tin và theo các chuyên gia phân tích ngành này thì con số này còn thiếu khoảng 500 ngàn người.
Đây là một thách thức lớn dành cho những nhà tuyển dụng cũng như những trường đào tạo ngành này trong những năm tới cần phải có những cải cách cũng như mở rộng thêm các lớp đào tạo để cung cấp đầy đủ nguồn nhân lực cho nước nhà.
Từ khóa:
- Ngành công nghiệp công nghệ thông tin
- Học công nghệ thông tin cần giỏi môn gì
- Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin
- Công nghệ thông tin là gì
- Tự học công nghệ thông tin
- Công nghệ thông tin làm nghệ gì
- Lương ngành công nghệ thông tin
- Công nghệ thông tin khối nào
Nội dung liên quan:
- Những thông tin chung về ngành điện tử công nghiệp
- Ngành công nghệ kỹ thuật điện và những cơ hội sau khi ra trường
- Các ứng dụng công nghệ thông tin trong cuộc sống hiện nay