Công nghệ thông tin ngành gì? Học xong ra trường làm gì?
Chúng ta đang sống trong thời đại kỷ nguyên số, những bước đột phá của công nghệ tác động đến nhiều ngành nghề trong mọi lĩnh vực. Theo đó, ngành công nghệ thông tin trở thành ngành học “hot” được nhiều bạn trẻ đam mê công nghệ theo đuổi. Và câu hỏi “Ngành công nghệ thông tin là gì? Ra trường làm gì?” luôn là thắc mắc của nhiều người, nhất là các bạn trẻ có khát khao theo đuổi ngành học công nghệ thông tin. Trong nội dung bài viết này, sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi trên. Cùng tìm hiểu nhé!
Công nghệ thông tin ngành gì?
Công nghệ thông tin ngành gì? Ngành Công nghệ thông tin (Information Technology) là ngành học sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin.
Mục đích của khối khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
Định nghĩa một cách dễ hiểu, sinh viên tốt nghiệp dựa trên các kiến thức được học, khả năng vận dụng các phần mềm, hệ thống máy tính, công cụ và hệ thống mạng Internet để lập trình web, ứng dụng phục vụ mục đích quản lý thông tin, vận hành các hệ thống thiết bị công nghệ cũng như hệ thống mạng.
Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào?
Ngành Khoa học máy tính
Ngành Khoa học máy tính tên tiếng Anh là Computer Science. Chuyên ngành này sẽ tập trung đào tạo phần lý thuyết thông tin và tính toán cũng như ứng dụng của tính toán vào hệ thống máy tính. Ngành học này giúp người học lý giải được các chương trình máy tính.
Khoa học máy tính là một trong các chuyên ngành công nghệ thông tin có cơ hội việc làm rộng mở nhất, cử nhân ngành Khoa học máy tính có thể làm việc ở các vị trí sau:
- Chuyên viên phân tích và thiết kế lĩnh vực Công nghệ thông tin
- Lập trình viên: Web Developer, App Developer,…
- Chuyên viên xây dựng và hoạch định chính sách, dự án phát triển ứng dụng tin học
- Giảng dạy các môn chuyên ngành Công nghệ thông tin
- Chuyên viên nghiên cứu Công nghệ thông tin
Ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
Ngành Mạng máy tính & Truyền thông dữ liệu là một trong các ngành trong công nghệ thông tin đang phát triển mạnh vì xu thế Internet of Things (IoT) tức là lấy mạng Internet làm nền tảng kết nối mọi thứ với nhau. Chuyên ngành này có tên tiếng Anh là Communications and Computer Networks, tập trung nghiên cứu nguyên lý, cách thiết kế và xây dựng mạng Internet bao gồm cả mạng nội bộ cho tới mạng toàn cầu.
Theo học ngành này, sinh viên khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí:
- Chuyên viên phát triển quản trị mạng tại các cơ quan, tổ chức như ngân hàng, nhà cung cấp mạng,…
- Chuyên viên phụ trách thiết kế mạng cho các cơ quan, đơn vị: xây dựng hệ thống mạng theo yêu cầu
- Chuyên viên đảm nhiệm việc phát triển phần mềm mạng và ứng dụng trên mạng
- Nhân viên kỹ thuật lắp đặt phần cứng mạng
Ngành công nghệ phần mềm
Công nghệ thông tin ngành gì? Ngành Công nghệ phần mềm hay còn gọi là Kỹ nghệ phần mềm là một trong những câu trả lời cho câu hỏi công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào dành cho những ai yêu thích công việc lập trình thuần túy. Ngành này có tên tiếng Anh là Software Engineering và đúng như cái tên của mình, ngành Công nghệ phần mềm tập trung đào tạo về mảng tạo ra, bảo trì và phát triển phần mềm, chương trình hoặc ứng dụng.
Các vị trí công việc phù hợp với ngành này bao gồm:
- Lập trình viên thiết kế web (web developer), ứng dụng điện thoại (app developer) hoặc thiết kế game (game developer)
- Nhân viên IT ở phòng Sản phẩm của các công ty công nghệ và ở phòng Kỹ thuật ở tất cả các công ty, tổ chức
- Tự phát hành phần mềm của riêng mình và bán bản quyền
Ngành Kỹ thuật máy tính
Kỹ thuật máy tính có tên tiếng Anh là Computer Engineering tập trung cung cấp các kiến thức về nguyên lý cũng như phương pháp dùng trong thiết kế và phát triển các hệ thống phần cứng và phần mềm phục vụ cho việc vận hành các phần cứng đó.
Đây cũng là một sự lựa chọn cho bạn khi băn khoăn công nghệ thông tin có những chuyên ngành nào bởi vị trí công việc khi ra trường khá đa dạng:
- Lập trình viên đặc biệt là mảng lập trình nhúng (tức lập trình các con chip trong hệ thống điều khiển xe ô tô, thiết bị di động, đồ gia dụng…)
- Kỹ sư điện tử – mạch điện
- Nhân viên IT trong các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm về hệ thống máy tính và phần mềm
Ngành Kỹ thuật mạng
Tên tiếng Anh của ngành Kỹ thuật mạng là Internet Engineering. Đây là ngành chuyên về quản trị mạng, an ninh mạng, thiết kế mạng và dịch vụ mạng. Các sinh viên học ngành này có thể thiết kế mạng khi ra trường và thực hiện các tác vụ liên quan đến vấn đề thuộc về quản trị mạng như kết nối đường truyền, hệ thống lưu trữ thông tin, cơ sở dữ liệu…
Sinh viên ngành Kỹ thuật mạng khi ra trường có thể làm việc tại các vị trí sau:
- Chuyên viên về An ninh mạng
- Chuyên viên về Quản trị mạng
- Chuyên viên đảm nhận pentest (kiểm thử xâm nhập) hệ thống mạng cho các tổ chức
- Chuyên viên chịu trách nhiệm tư vấn và thiết kế hệ thống mạng và an toàn thông tin
Ngành Hệ thống quản lý thông tin
Ngành này được biết đến với tên gọi tắt là MIS (Management Information Systems). MIS là ngành học chuyên về nghiên cứu công việc tổng hợp dữ liệu theo nhu cầu của con người, tổ chức, công ty bao gồm vận hành, sản xuất và kinh doanh. Khi hỏi công nghệ thông tin gồm những ngành nào thì ngành này thường bị bỏ quên vì đôi khi nó được xếp vào nhóm Quản trị kinh doanh. Những về bản chất, Hệ thống quản lý thông tin là một ứng dụng của công nghệ thông tin vào kinh doanh.
Các vị trí dành cho cử nhân ngành Hệ thống quản lý thông tin bao gồm:
- Lập trình viên mảng cơ sở dữ liệu
- Nhân viên tư vấn, thiết kế và lập trình cho các công ty phần mềm
- Nhân viên quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin cho các cơ quan, tổ chức
- Nhân viên đào tạo và kiểm định nghiệp vụ
Ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo được biết đến phổ biến với cái tên AI – tức Artificial intelligence. Đây là một tiểu ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer science) nhưng hiện nay rất phát triển và đôi khi được tách ra thành một ngành đào tạo riêng ở các trường đại học. AI là ngành cung cấp kiến thức giúp con người lập trình cho máy tính tự động hóa hành vi thông minh như con người.
Đây là một ngành khá mới ở Việt Nam nhưng lại thuộc top ngành “hot” nhất khi được hỏi công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào trong những năm gần đây. Vì tính chất mới mẻ nên nhân lực ngành này khá khan hiếm và mức lương cho cử nhân giỏi ngành AI luôn thuộc mức cao nhất trong ngành. Các vị trí người học ngành AI có thể đảm nhận về cơ bản giống với người học ngành Khoa học máy tính và bên cạnh đó là các vị trí như:
- Kỹ sư/Chuyên viên phát triển ứng dụng AI vào các phần mềm
- Kỹ sư/Chuyên viên phát triển hệ thống tự động hóa và robot
- Kiến trúc sư về mảng dữ liệu
- Chuyên gia nghiên cứu AI chuyên sâu
Công nghệ thông tin ngành gì? ra trường làm gì?
Công nghệ thông tin ngành gì? Trong kỷ nguyên số, các ứng dụng công nghệ thông tin là chất xúc tác để phát triển các ngành nghề trong mọi lĩnh vực như công nghiêp, nông nghiệp, giao thông vẫn tải, xã hội, cho đến truyền thông, giải trí… và tác động lên thói quen cũng nhu nhu cầu giao tiếp của con người.
Thống kê từ TopDev, trang tuyển dụng về công nghệ phần mềm, cho thấy nhu cầu nhân lực CNTT tăng nhưng thị trường lao động lĩnh vực này tại Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu hụt về cả số lượng và chất lượng. Năm 2021, số lượng nhân lực CNTT cần là 500.000 người và thiếu hụt 190.000 người.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, các doanh nghiệp đều phải đầu tư vào nền tảng công nghệ, nhu cầu nhân lực trong ngành công nghệ thông tin được đánh giá chưa bao giờ giảm nhiệt. Theo nhiều chuyên gia dự báo, nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin sẽ tăng cao trong thời gian tới, nhất là ở một số vị trí đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao như: kỹ sư, lập trình viên.
Đặc biệt trong thế giới phẳng, môi trường làm việc của cử nhân công nghệ thông tin không chỉ bó hẹp trong nước mà có thể làm việc toàn cầu với thu nhập đáng mơ ước.
Sinh viên có thể làm việt tại các tập đoàn công nghệ, công ty phần mềm với các công việc cụ thể như:
- Các công ty phần mềm: phát triển phần mềm, thiết kế website, các công ty tư vấn: tư vấn thiết kế các giải pháp mạng cho doanh nghiệp, các công ty phân phối và bảo trì các thiết bị máy tính…
- Làm việc trong các công ty gia công phần mềm cho các thị trường Mỹ, Nhật và Châu Âu.
- Các công ty cung cấp giải pháp công nghệ thông tin, công ty cung cấp dịch vụ Internet và viễn thông (ISP), công ty tư vấn – thiết kế giải pháp mạng và truyền thông, bảo mật hệ thống, công ty cung cấp, phân phối thiết bị mạng và viễn thông…
- Cán bộ vận hành, quản trị hệ thống mạng và công nghệ thông tin ở tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân hoặc các cơ quan quản lý nhà nước
- Tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học chuyên nghiệp, viện nghiên cứu và và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực CNTT.
Học ngành công nghệ thông tin ở đâu?
Tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, sinh viên được tận hưởng môi trường học tập năng động, sáng tạo với cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị học tập và thực hành đáp ứng mọi tiêu chuẩn quốc tế.
Vượt ra ngoài các kiến thức trong khuôn khổ, sinh viên còn được hướng dẫn bởi đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp thông qua các môn học dự án, bài tập nhóm, các hoạt động ngoại khóa, hội thao và cơ hội thực tập nghề nghiệp được nhận lương tại các tập đoàn công nghệ lớn trong suốt quá trình học tập.
Chương trình đào tạo hội nhập, tiệm cận trình độ của các trường đại học tiên tiến trên thế giới. Phương pháp đào tạo tiếp cận các chương trình tiên tiến về Khoa học Máy tính và Công nghệ Thông tin đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Sinh viên được trang bị năng lực ngoại ngữ, kỹ năng mềm vững vàng để tự làm việc trong môi trường quốc tế.
Từ khóa:
- Ngành Công nghệ thông tin gồm những môn gì
- Nên học ngành gì trong công nghệ thông tin
- Ngành công nghệ thông tin thi khối nào
- Ngành công nghệ thông tin có những nghệ gì
- Công nghệ thông tin học ngành gì
- Nữ học công nghệ thông tin ra làm gì
- Ngành công nghệ thông tin nên học trường nào
- Công nghệ thông tin học những gì
Nội dung liên quan:
- Ngành Kỹ thuật điện, điện tử là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành công nghệ kỹ thuật điện tử là gì? Cơ hội việc làm ra sao?
- Giới thiệu về ngành công nghệ thông tin chất lượng cao