Điện tử & Điện lạnh

Công nghệ kỹ thuật điện và điện tử là gì? Tương lai của ngành này ra sao?

Trong thời đại công nghiệp hóa như ngày nay, lĩnh vực điện – điện tử chi phối tất cả mọi mặt của cuộc sống con người, và trở thành ngành nghề quan trọng trong đời sống, sản xuất kinh doanh. Vậy ngành Công nghệ Kỹ thuật điện và điện tử là gì? ngành này ra trường làm gì? lương cao không? Hãy cùng kythuatcongnghiep.com đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về ngành công nghệ kỹ thuật điện và điện tử

1. Ngành công nghệ kỹ thuật điện và điện tử là gì?

Ngành công nghệ kỹ thuật điện và điện tử là một ngành học nghiên cứu về điện, điện tử, điện từ, năng lượng, hệ thống điều khiển, hệ thống xử lý tín hiệu,… nhằm hỗ trợ con người tối ưu hóa năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, sinh viên còn được:

  • Đào tạo thêm các kỹ năng: xây dựng, khai thác, thiết kế, vận hành hệ thống điện tử.
  • Thông tin cơ bản và chuyên sâu cũng như khái niệm về các hệ thống điện tử, truyền động điện, truyền tải, cung cấp và phân phối điện.
  • Được nghiên cứu sâu về các hệ thống năng lượng tự nhiên và các biên pháp tiết kiệm nguồn tài nguyên như là: hệ thống điện mặt trời, …
  • Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ được học về cách xây dựng một ngôi nhà thông minh, lĩnh vực robotics, lập trình phần mềm,….
  • Bên cạnh những lý thuyết, kĩ năng chuyên môn, sinh viên cũng được tạo cơ hội để cọ xát với thực tế, khả năng tự học và thích ứng với sự thay đổi liên tục của công nghệ.
công nghệ kỹ thuật điện và điện tử
công nghệ kỹ thuật điện và điện tử

2. Vai trò của ngành công nghệ kỹ thuật điện và điện tử trong cuộc sống

Nhắc đến vai trò của điện tử, thì không một ai là không công nhận sự quan trọng và cấp thiết của nó trong cuộc sống hằng ngày, thậm chí trong tất cả mọi hoạt động của con người.

Dưới đây là những vai trò quan trọng của ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử:

  • Trong sản xuất, điện cung cấp nguồn điện để các máy móc thiết bị, sản xuất tạo ra sản phẩm.
  • Trong nông nghiệp, điện tử tạo ra các dòng điện để khởi động hệ thống tưới tiêu, phun,…
  • Trong công nghiệp, điện tử là mạch nối quan trọng để nối các hệ thống cơ khí của Robot lại với nhau.
  • Trong Y Tế, nhờ có điện, con người mới sử dụng được các thiết bị đo, giải phẫu, theo dõi sức khỏe,…
  • Trong gia đình, điện là thiết bị sinh hoạt hằng ngày của họ. Giúp bố làm việc, giúp mẹ nấu ăn, giúp con cái học hành,…

Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật điện điện tử chất lượng

Có phải bạn đang thắc mắc không biết “trường đào tạo công nghệ kỹ thuật điện và điện tử nào tốt nhất ?”, “Điểm chuẩn ngành điện điện tử trung bình là bao nhiêu ?”, “Cũng như ngành kỹ thuật điện, điện tử lấy bao nhiêu điểm ?” đúng không ?

Trường đào tạo Điểm chuẩn Khối thi
Khu vực Miền Bắc
Đại học Công nghệ Đông Á 15 – 18 A00, A01, A02, D01
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Hà Nội) 18.5 A00, A01, C01, D01
Đại học Công nghiệp Hà Nội 24,1 A00, A01
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Nam Định) 15.5 A00; A01; C01 và D01
Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (thuộc ĐH Thái Nguyên) 15 A00, A01, D01, D07
Khu vực Miền Nam
Đại học Công nghiệp TP.HCM 20,5 A00, A01, C01, D90
Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM 16
Đại học Công nghệ Sài Gòn 15 A00, A01, C01, D90
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Nam) 24,75 A00, A01
Đại học Dân lập Lạc Hồng 15 A00, A01, C01, D01
Khu vực Miền Trung
Đại học Duy Tân 15,5 A00, A01, C01, D01
Đại học Nha Trang 16
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh 14,5 A00, A01, B00, D01
Đại học Vinh 15
Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 14,45 A00, A01, B00, D01

Các khối thi vào ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử

– Mã ngành: 7510301

– Ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • Khối A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
  • Khối A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
  • Khối A02 (Toán, Vật Lý, Sinh Học)
  • Khối B00 (Toán, Hóa Học, Sinh Học)
  • Khối C01 (Ngữ Văn, Toán, Vật Lý)
  • Khối D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
  • Khối D90 (Toán, Khoa Học Tự Nhiên, Tiếng Anh)

cong nghe ky thuat dien va dien tu

Tương lai của ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử

1. Các công việc của ngành điện điện tử

Trên thực tế, vai trò cần thiết của máy móc trong cuộc sống hiên nay đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho ngành điện điện tử. Sau khi tốt nghiệp ngành này, bạn có thể làm trong đa lĩnh vực, cụ thể là:

  • Lĩnh vực bảo trì, giám sát, vận hành hệ thống mạng lưới điện. Bạn sẽ làm việc trong các trạm biến áp, các nhà máy điện hoặc các công ty điện lực.
  • Thiết kế hệ thống mạng lưới điện hợp lý ở các khu công nghiệp, xí nghiệp, chế xuất, các khu công trình dân dụng.
  • Với trình độ chuyên môn cao cấp, bạn sẽ làm việc trong các phòng thí nghiệm, sáng chế. Bạn sẽ làm cho các công ty sản xuất máy móc, thiết bị, robot tự động hóa,…Tóm lại, những sản phẩm điện tử hóa cao.
  • Với bằng cấp chứng chỉ cao, bạn có thể trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực này và đi giảng dạy cho sinh viên tại các trường đại học.
  • …v…v…v…
công nghệ kỹ thuật điện và điện tử
công nghệ kỹ thuật điện và điện tử

2. Thị trường lao động ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử

Có thể nói chưa bao giờ mà ngành công nghệ kỹ thuật điện và điện tử lại “khát” nhân lực lao động tay nghề cao như hiện nay. Hội nhập quốc tế diễn ra càng mạnh mẽ, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với kỷ nguyên Robot đang mở rộng ra,… là những lý do khiến ngành điện điện tử trở nên “hot” và thu hút nhiều sinh viên theo học.

Theo báo cáo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh (FALMI), các chuyên gia tính toán và dự đoán rằng ngành điện điện tử sẽ phát triển nhanh theo hướng kỹ thuật số và công nghiệp phần mềm. Trong vài năm sắp tới, ngành nhanh chóng sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Với mức tăng trưởng nhanh và chất lượng tăng trưởng cao, ngành chắc chắn sẽ tạo ra một thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt và vô cùng hấp dẫn.

3. Lương ngành công nghệ kỹ thuật điện và điện tử

  • Lương kỹ sư điện tử mới ra trường dao động từ 5 đến 7 triệu đồng/ tháng. Mức lương này cho những bạn chưa có kinh nghiệm, phải tích cực học việc. Nếu trong thời gian sinh viên bạn tích cực đi thực tập, làm thêm, có kinh nghiệm, hiểu việc thì bạn có thể nhận được mức lương cao hơn.
  • Lương kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử có kinh nghiệm làm việc từ 2 đến 3 năm, không có lợi thế ngoại ngữ dao động từ 7 đến 9 triệu đồng/ tháng.
  • Lương của chuyên viên điện điện tử với trình độ chuyên môn và khả năng ngôn ngữ thành thạo: lương tối thiểu 12 triệu đồng/ tháng.

4. Những tố chất phù hợp với ngành công nghệ kỹ thuật điện và điện tử

Để học tập và thành công trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện và điện tử thì bạn cần hội tụ những tố chất và kỹ năng sau:

  • Có sự đam mê khoa học;
  • Có sự năng động, sáng tạo trong công việc;
  • Khả năng kiên trì, ham học hỏi;
  • Kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin tốt;
  • Kỹ năng làm việc nhóm;
  • Kỹ năng quản lý, tổ chức, điều hành;
  • Có kỹ năng phát hiện, xử lý nhanh vấn đề chuyên ngành;
  • Kỹ năng về ngoại ngữ;
  • Kỹ năng tin học.
công nghệ kỹ thuật điện và điện tử
công nghệ kỹ thuật điện và điện tử

Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Từ khóa:

  • Công nghệ kỹ thuật điện tử
  • mức lương công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
  • Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (tiếng Anh là gì)
  • Kỹ thuật điện tử là
  • Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
  • công nghệ kỹ thuật điện – điện tử viễn thông
  • Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử học trường nào
  • các môn học của ngành kỹ thuật điện, điện tử

Nội dung liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Back to top button